Phân tích chi tiết 8 câu thơ giữa của bài kiều ở lầu ngưng bích

Phân tích chi tiết 8 câu thơ giữa của bài kiều ở lầu ngưng bích

1 bình luận về “Phân tích chi tiết 8 câu thơ giữa của bài kiều ở lầu ngưng bích”

  1. – Trong cảnh ngộ ”Nắng mưa thui thủi quê người một thân” như vậy , dĩ nhiên Kiều sẽ nhớ về quá khứ :
    + 8 câu thơ giữa là nỗi lòng của Kiều khi nghĩ về Kim Trọng và cha mẹ. Đầu tiên , nàng nhớ Kim Trọng với cảm giác đau xót khi : Tưởng người dưới nguyệt chén đồng / Tin sương luống những rày trông mai chờTưởng là mơ tưởng , hồi tưởng lại kí ức . Kiều tiếc nhớ vô cùng khoảnh khắc cùng Kim Trọng nâng chén thề nguyền dưới trăng với lời hứa đinh ninh Tóc tơ căn vặn tấc lòng / Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương. Nàng nhớ đến khoảnh khắc ấy trong niềm xót thương vô hạn với chàng Kim bởi nàng hình dung Kim Trọng chưa biết nàng gặp cơn gia biến , chưa biết rằng nàng đã không làm tròn lời nguyện ước nên vẫn uổng công rày trông mai chờ. Thương Kim Trọng , Kiều cũng đồng thời mang bao nỗi mặc cảm , tự dằn vặt mình . Giờ là thân phận lưu lạc , bơ vơ nơi chân trời góc bể , nàng không có cách nào để liên hệ , thanh minh với Kim Trọng . Thế nên , dù hiểu như thế nào thì câu thơ : Tấm sơn gột rửa bao giờ cho phai cũng là nỗi mặc cảm không yên của Kiều. Nàng áy náy vì biết không bao giờ có thể gột rửa được tấm thân bị dập vùi hoen ố , áy náy vì không biết Kim Trọng có thấu hiểu cho tấm lòng của mình không. Dù có thừa lí do chính đáng để biện bạch cho việc Kiều không giữ được lời thề thủy chung nhưng nàng vẫn mặc cảm , dằn vặt không yên . Tài năng của Nguyễn Du là ở chỗ kể về một cô gái không giữ lời nguyện ước mà vẫn toát lên sự thủy chung mãnh liệt trong tình yêu.
    + Theo trình tự miêu tả , Kiều nhớ người yêu trước rồi mới nhớ đến song thân bởi vì người yêu nàng không giữ được lời ước nguyện nhưng với cha mẹ , nàng đã làm tròn bổn phận của người con lớn : bán mình chuộc cha. Tuy vậy , nghĩ đến cha mẹ , điều đầu tiên là nàng Xót người tựa cửa hôm mai . Một chữ xót chứa đựng bao nỗi đau đớn , xót xa khi nghĩ đến cảnh cha mẹ già mà không được sống thanh thản , cứ phải tựa cửa hôm mai để trông ngóng mình. Xót vì còn không thể ở bên cha mẹ để phụng dưỡng tuổi già. Nàng băn khoăn : Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Nỗi xót cha mẹ còn khiến nàng hình dung ra cảnh Sân lai cách mấy nắng mưa / Có khi gốc tử đã vừa người ôm nghĩa là cha mẹ ngày càng già yếu mà mình thì cứ biền biệt phương trời. Nếu nỗi nhớ người yêu thể hiện tình yêu mãnh liệt , thủy chung thì nỗi nhớ cha mẹ lại làm nổi bật tấm lòng hiếu thảo của Kiều. Trong cảnh ngộ lưu lạc , người đáng thương nhất , đáng được cảm thông nhất chính là Kiều nhưng nàng lại dành nhiều tình cảm để bộc lộ niềm thương, nỗi nhớ với Kim Trọng và cha mẹ. Đó chính là biểu hiện của một tấm lòng vị tha cao đẹp. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới