Tìm hiểu 1.tính trữ tình 2.Chủ thể trữ tình 3.Đặc điểm của ngôn ngữ thơ thông qua đoạn văn

Tìm hiểu 1.tính trữ tình
2.Chủ thể trữ tình
3.Đặc điểm của ngôn ngữ thơ
thông qua đoạn văn thứ 3 của bài nhớ rừng:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

1 bình luận về “Tìm hiểu 1.tính trữ tình 2.Chủ thể trữ tình 3.Đặc điểm của ngôn ngữ thơ thông qua đoạn văn”

  1. 1. Tính trữ tình: đoạn thơ là những cảm xúc, hồi ức của con hổ về những tháng ngày được tự do ở rừng già tươi đẹp với thiên nhiên hùng vĩ và nỗi nuối tiếc, buồn thương về một thời đã qua
    2. Chủ thể trữ tình: con hổ trong vườn bách thú từng được tự do, là chúa tể muôn loài ai cũng phải khiếp sợ đang hoài niệm về quá khứ
    3. Đặc điểm ngôn ngữ thớ:
    + tÍnh hình tượng: Vẽ nên bức tranh hùng vĩ, tươi đẹp nơi rừng già khi xưa: đêm vàng bên bờ suối, ánh trăng tan, mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, tiếng chim ca, chiều lênh láng máu, mảnh mặt trời gay gắt -> thể hiện vẻ đẹp giàu có, trù phú và oại hùng của thiên nhiên khi trước
    + Tính cảm xúc: những từ ngữ nào đâu, đâu, tan ôi, còn đâu thể hiện sự hồi tưởng, tiếc nuối, lưu luyến quá khứ của con hổ
    + tính vần điệu: tạo chất thơ

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới