Bóng quê chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ hồn nhiên như thể sự l

Bóng quê
chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa
dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ
hồn nhiên như thể sự lớn lên của ngọn rau cọng cỏ
giàu đức hi sinh như thể đất trong vườn
nhân từ như thể chái bếp cây rơm
mộng mơ như thể hoa khế rắc tím sân nhà nhỏ
em đi xa kí ức giàu có
hương quê nưng nức nồi nước xông chị nấu bảy thứ lá cây
và cả dáng quê nghiêng chao sóng nước trời mây
dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng

(Khát vọng mùa Hoàng Đăng Khoa, NXB Hội nhà văn 2016, tr.17)
Câu 1: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu.
Câu 2: Hình ảnh dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng gợi cho anh/chị điều gì?
Câu 3: Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích?
( Ko được chép mạng)

2 bình luận về “Bóng quê chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ hồn nhiên như thể sự l”

  1. Câu 1: Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu.
    + Biện pháp tu từ sử dụng: so sánh
    – đoạn 1 so sánh “chị” lành “như” bát nước mưa em hứng đầu mùa.
    – so sánh “chị” dịu dàng “như” điệu rơi của hoa cau trước ngõ.
    + Biện pháp tu từ so sánh là so sánh một người, một vật ví như một cái gì đó có quan hệ gần gũi với đồ vật, con người đó. Và sử dụng một số từ nối như: như, tựa, như thể,…
    Câu 2: Hình ảnh dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng gợi cho anh/chị điều gì?
    + Hình ảnh đó cho em gợi nhớ đến quê hương, có những người thân bên cạnh mình, chị em là một phần không thể thiếu. “Dáng chị gập người bên chậu quần áo bên bờ sông ngày nắng” là hình ảnh của người chị hi sinh cho em. Làm giúp đỡ công việc cho mẹ, chia sẻ những gánh nặng cùng với mẹ, cho thấy sự quan tâm và yêu thương của gia đình, mẹ đi làm nuôi các con, chị cũng phải giúp đỡ mẹ trông em. Thể hiện sự gắn kết của gia đình, qua những công việc hàng ngày. Gợi cho em nhớ được tình yêu thương của chị dành cho em, nó cũng bao la và đong đầy như tình yêu thương của mẹ dành cho con.
    Câu 3: Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích?
    Thông điệp: tình cảm mà ta nhận được từ mọi người xung quanh không phải chỉ có của mình mẹ, tình cảm mà chị dành cho em cũng quan trọng như thế. Chị cũng hi sinh cho chúng ta, cũng lo lắng và quan tâm chúng ta, tình cảm của chị dành cho chúng ta cũng đong đầy và bao la như tình mẹ. Tình cảm trong gia đình được thể hiện qua bài thơ một cách rõ nét, cho thấy tầm quan trọng của tình cảm chị em trong một gia đình. Chị cũng biết giúp đỡ mẹ để cho mẹ đỡ lo gánh nặng trong gia đình, chị cũng làm tất cả vì em.

    Trả lời
  2. Câu 1:
    Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu
    → Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu là: 
    → So sánh: chị lành như bát nước mưa, chị dịu dàng như điệu rơi, chị hồn nhiên như sự lớn lên, chị giàu đức hi sinh như đất trong vườn, chị nhân từ như chái bếp cây rơm, chị mộng mơ như hoa khế. 
    → Điệp cấu trúc: điệp từ “… như thể…”
    Câu 2: 
    Hình ảnh dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng gợi cho anh/chị điều gì?
    → Hình ảnh dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng gợi cho ta thấy:
    → Hình ảnh người phụ nữ xưa lam lũ làm cộng việc thường ngày .
    → Hình ảnh ký ức tuổi thơ, quê hương của tác giả 
    Câu 3:
    Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích?
    → Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích là:
    → Quê hương là nơi ta sinh ra, là nơi chúng ta lớn lên và là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn ta. Kỉ niệm ở quê hường hay ký ức tuổi thơ chính là một nguồn động lực giúp chúng ta sống tiếp và phát triển. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới