** Mở bài: Nếu như nhà văn Nam Cao thành công với nhân vật Chí Phèo, Ngô Tất Tố gây tiếng vang với nhân vật Chị Dậu, thì không thể không nhắc tới sự thành công của Nguyễn Thành Long với nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng Lẽ Sa Pa”.
** Kết bài: Đọc xong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, chúng ta tự hỏi: Sa Pa có lặng lẽ không? Sa Pa lặng lẽ trong cảnh vật mơ màng, thơ mộng, nhưng đằng sau cái lặng lẽ ấy lại là một bầu nhiệt huyết, là sự say mê, hết mình và cống hiến. Qua câu chuyện về những mảnh đời lặng lẽ tưởng như thầm lặng, tác giả cũng muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Hãy sống một cuộc đời có ý nghĩa, không chỉ vì bản thân mà còn vì xã hội, đất nước: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay.”
Nguyễn Thành Long là một trong những cây bút văn xuôi đáng chú ý chuyên viết truyện ngắn và kí. “Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác 1970 là kết quả của chuyến đi thực tế tại Lào Cai, là một truyện ngắn nhẹ nhàng có cốt truyện đơn giản nhưng thật thú vị và ẩn chứa bên trong nhiều ý vị sâu sắc.
Kết bài
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động âm thầm, lặng lẽ tiêu biểu là anh thanh niên. Qua đó tác giả khẳng định vẻ đẹp của những con người lao động trong công cuộc xây dựng xã hội mới.
2 bình luận về “mở bài và kết bài lặng lẽ SAPA”