I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Cây cỏ muôn đời vẫn vậy, không thể đổi thay, cây mướp đắng, dù trồng ở đâu, chăm sóc

I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Cây cỏ muôn đời vẫn vậy, không thể đổi thay, cây mướp đắng, dù trồng ở đâu, chăm sóc thế nào, cũng không thể làm mất đi vị đắng. Dù mưa lũ về nhiều hay ít, dù gió Bấc đến sớm hay muộn, tháng giêng vạt lau ngoài bến sông lại ra hoa trắng muốt cả một khúc sông, chưa bao giờ vì nắng mưa mà vạt lau đổi thay màu trắng bình dị của mình.
Nhưng với con người lại là một câu chuyện khác, con người có thể đổi thay, có thể làm phai nhạt đi những gì đắng cay nhất trong lòng, có thể thay đổi màu u ám trong mắt thành một màu tươi sáng hơn; thế nhưng, bài học khó nhất đối với con người chính là học được cách làm phai nhạt đắng cay trong lòng, làm sáng lên ánh mắt, làm ấm lại đôi tay và làm cho trái tim trở nên rộng lượng.
Con người luôn là một câu chuyện khác, rất khác, trừ những người luôn muốn sống một cuộc đời, bỏ mặc mình, như cỏ cây.
Nếu chúng ta sống những ngày dài đắng cay thì điều đó nhất định là do cách sống của chính mình, không phải do cuộc sống ngoài kia đưa đến.
Do ích kỉ, muốn người thất bại, nên khi nhìn thấy người thành công, trong lòng cảm thấy không vui. Do hận thù, muốn người phải khổ, nên khi nhìn thấy người sống hạnh phúc, trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Do không hiểu biết, muốn thương người, nhưng lại thương không đúng cách, để cuối cùng, trong lòng ai cũng phải đắng cay.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Trong đoạn trích, Con người sống những ngày dài đắng cay là do đâu?
Câu 2: Theo tác giả, sự khác nhau giữa cây cỏ và con người thể hiện như thế nào?
Câu 3: Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về cách sống của con người?
Do ích kỉ, muốn người thất bại, nên khi nhìn thấy người thành công, trong lòng cảm thấy không vui. Do hận thù, muốn người phải khổ, nên khi nhìn thấy người sống hạnh phúc, trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Do không hiểu biết, muốn thương người, nhưng lại thương không đúng cách, để cuối cùng, trong lòng ai cũng phải đắng cay.
Câu 4: Câu trích bài học khó nhất đối với con người chính là học được cách làm phai nhạt đắng cay trong lòng có ý nghĩa gì với anh, chị?

2 bình luận về “I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Cây cỏ muôn đời vẫn vậy, không thể đổi thay, cây mướp đắng, dù trồng ở đâu, chăm sóc”

  1. Câu 1: Trong đoạn trích, Con người sống những ngày dài đắng cay là do đâu?
    + Con người sống những ngày dài đắng cay là do: 
    – Do cách sống của chính mình.
    – Do ích kỉ, muốn người thất bại, nên khi nhìn thấy người thành công, trong lòng cảm thấy không vui.
    – Do hận thù, muốn người phải khổ, nên khi nhìn thấy người sống hạnh phúc, trong lòng cảm thấy rất khó chịu.
    – Do không hiểu biết, muốn thương người, nhưng lại thương không đúng cách, để cuối cùng, trong lòng ai cũng phải đắng cay.
    Câu 2: Theo tác giả, sự khác nhau giữa cây cỏ và con người thể hiện như thế nào?
    + Cuộc sống của cỏ cây: 
    Cây cỏ muôn đời vẫn vậy, không thể đổi thay, cây mướp đắng, dù trồng ở đâu, chăm sóc thế nào, cũng không thể làm mất đi vị đắng. Dù mưa lũ về nhiều hay ít, dù gió Bấc đến sớm hay muộn, tháng giêng vạt lau ngoài bến sông lại ra hoa trắng muốt cả một khúc sông, chưa bao giờ vì nắng mưa mà vạt lau đổi thay màu trắng bình dị của mình.
    + Cuộc sống của con người: 
    Con người có thể đổi thay, có thể làm phai nhạt đi những gì đắng cay nhất trong lòng, có thể thay đổi màu u ám trong mắt thành một màu tươi sáng hơn; thế nhưng, bài học khó nhất đối với con người chính là học được cách làm phai nhạt đắng cay trong lòng, làm sáng lên ánh mắt, làm ấm lại đôi tay và làm cho trái tim trở nên rộng lượng.
    => Đối với tác giả, cuộc sống của cỏ cây và cuộc sống con người hoàn toàn khác nhau. Cỏ cây không bao giờ thay đổi được chính mình, mãi mãi vẫn là vậy, một cuộc sống không thể thay đổi chính mình, không bao giờ có thể thay đổi được bản chất thật sự của mình. Nhưng với con người thì hoàn toàn khác, con người có thể thay đổi được tâm hồn của chính mình, có thể thay đổi được phong cách sống và cuộc sống của chính mình, có thể làm thay đổi cuộc sống để trở nên hạnh phúc hơn. Thế nên sự khác nhau giữa con người và cỏ cây là hai khoảng cách rất xa.
    Câu 3: Những câu văn sau giúp anh/chị hiểu gì về cách sống của con người? 
    Do ích kỉ, muốn người thất bại, nên khi nhìn thấy người thành công, trong lòng cảm thấy không vui. Do hận thù, muốn người phải khổ, nên khi nhìn thấy người sống hạnh phúc, trong lòng cảm thấy rất khó chịu. Do không hiểu biết, muốn thương người, nhưng lại thương không đúng cách, để cuối cùng, trong lòng ai cũng phải đắng cay.
    => Đắng cay trong cuộc đời chính là do con người chúng ta tạo ra, do cách sống của chúng ta. Lòng thù hận khiến chúng ta càng ngày càng không nhìn thấy ánh sáng, cứ có mong muốn để trả thù, nhìn thấy những người khác hạnh phúc lại ganh ghét. Do không biết cách để thương người, chúng ta lại làm cho cả mình và người khác đau khổ hơn. Vậy sao chúng ta không nghĩ hãy mở lòng ra, hãy hành động bằng tất cả trái tim của mình, hãy suy nghĩ thật kỹ trước những hành vi mà chúng ta làm, hãy thay đổi phong cách sống của bản thân, đưa yêu thương đến cho mọi người. Có phải lúc đó, ta và cả nhiều người khác cũng không phải chịu đắng cay do những sự thiếu suy nghĩ của bản thân mình, sự ích kỷ của mình và sự không hiểu biết ấy. Ta sẽ cảm nhận được cuộc sống này khi mở rộng con tim mình.
    Câu 4: Câu trích bài học khó nhất đối với con người chính là học được cách làm phai nhạt đắng cay trong lòng có ý nghĩa gì với anh, chị?
    => Học được cách làm phai nhạt đắng cay trong lòng có lẽ là một bài học khó nhất mà văn bản gửi đến người đọc. Không phải ai muốn cũng có thể làm được, còn tùy thuộc vào chính bản thân mình và con tim. Còn tùy thuộc vào những thứ khác, do cách sống của chính mình, do sự hiểu biết và do lòng ích kỷ của chính bản thân cũng tạo nên một phong cách sống. Để làm phai nhạt được những đắng cay, chúng ta cần thấu hiểu người khác, đặt mình vào vị trí của người khác và nhìn người khác bằng nhiều góc độ khác nhau, hãy mở rộng con tim và lan tỏa yêu thương đến cho mọi người, có sự hiểu biết, bỏ đi lòng căm thù và thù hận, tha thứ cho những lỗi lầm lần đầu vi phạm của người khác. Khi đó có lẽ, chúng ta có thể sẽ làm phai nhạt được những đắng cay trong lòng, chúng ta sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

    Trả lời
  2. 1. Con người sống những ngày dài đắng cay là do cách sống của chính mình: do ích kỉ, muốn người thất bại, đố kị khi người khác thành công. Do hận thù, muốn người phải khổ. Do không hiểu biết, muốn thương người, nhưng lại thương không đúng cách, để cuối cùng, trong lòng ai cũng phải đắng cay”
    2. Sự khác nhau: cây cỏ muôn đời vẫn là cây cỏ, không vì bất cứ điều gì mà thay đổi còn con người, họ có thể thay đổi, có thể làm phai nhạt đi những đắng cay trong lòng
    3. Con người sống quá cực đoan, ích kỉ và ghen tị. Thế nên con người mới sống những tháng ngày không hạnh phúc. Ghen ghét, hơn thua, thiếu hiểu biết làm đời sống tâm hồn càng trở nên tệ đi
    4. Câu trích “bài học khó nhất đối với con người chính là học được cách làm phai nhạt đắng cay trong lòng” là một lời cảnh báo, một lời thức tỉnh con người. Việc đó khó khăn thật nhưng không phải không thể làm được. Chỉ cần sự quyết tâm và mở rộng lòng mình, con người sẽ buông xuống được sự u ám, nặng nề trong lòng

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới