Phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao đi cấy. Biện pháp sử dụng trong bài ca dao có tác dụng

Phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao đi cấy. Biện pháp sử dụng trong bài ca dao có tác dụng nhấn mạnh, ý nghĩa gì sâu sắc?

“Người ta đi cấy lấy công

Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề

Trông trời, trông đất, trông mây,

Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trông cho chân cứng đá mềm,

Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.”

1 bình luận về “Phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong bài ca dao đi cấy. Biện pháp sử dụng trong bài ca dao có tác dụng”

  1. Bài ca dao với 6 câu ngăn gọn cho ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chăm chỉ của người nông dân trên mảnh ruộng của mình. Mở đầu bài ca dao là biện pháp đối “người ta đi cấy lấy công>< tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề” cho thấy sự khác biệt về công việc của hai người. Một người đi cấy và lấy tiền là xong, còn một người đi cấy nhưng phải lo lắng, chăm chút từng tí cho mảnh ruộng của mình. Không chỉ vậy, bài ca dao còn sử dụng biện pháp điệp từ “Trông” nhấn mạnh nỗi vất vả của người nông dân. Cho thấy sự trăn trở, lo lắng về thời tiết, hoa màu của người nông dân. Từ đó ta thấy thương cảm, xót xa cho thân phận vất vả của người nông dân và gửi gắm ước mơ về một mùa màng bội thu, tươi tốt.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới