viết đoạn nêu cảm nhận của e về bài sông núi nước nam No chép mạng

viết đoạn nêu cảm nhận của e về bài sông núi nước nam

No chép mạng

2 bình luận về “viết đoạn nêu cảm nhận của e về bài sông núi nước nam No chép mạng”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Cảm nhận về bài thơ “Sông núi nước Nam”.
    2. Thân đoạn:
    – Tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của đất nước, dân tộc Việt Nam.
    – Tự hào trước lời khẳng định chủ quyền đanh thép, hùng hồn:
    +  Ở đây, tác giả dùng chữ “đế” chứ không phải chữ “vương”. Cách dùng từ như vậy có ý nghĩa rất lớn vì từ xưa đến nay, các vua Trung Hoa đều cho mình quyền tối thượng thống trị thiên hạ. Thiên tử, hoàng đế là con của trời, trị vì tất cả. Vương là tước do hoàng đế Trung Hoa ban cho các nước chư hầu. Cách xưng “đế” trong bài thơ thể hiện sự bình đẳng, ngang hàng với hoàng đế Trung Hoa. Cách xưng hô đó còn chứng tỏ ý thức độc lập, tự cường, không chịu phụ thuộc vào nước lớn của Đại Việt ta.
    + Chủ quyền của dân tộc Đại Việt càng trở nên vững vàng hơn khi được ghi nhận một cách rõ ràng, dứt khoát tại sách trời “tiệt nhiên định phận tại thiên thư”. Tạo hóa, tự nhiên đã công nhận như vậy. Đó là một chân lí hiển nhiên, không thể chối bỏ. 
    – Căm ghét, khinh thường hành động đi ngược lại với đạo trời của quân giặc.
    + Câu thơ thứ ba là một câu hỏi, hướng tới lũ giặc xâm lược. Thái độ khinh bỉ, căm thù trào dâng qua cách tác giả gọi chúng là “nghịch lỗ” (quân kẻ cướp, kẻ phản nghịch). 
    + Câu thứ tư là lời cảnh cáo đối với quân xâm lăng. Lời cảnh cáo đanh thép, mạnh mẽ, khẳng định sự thất bại của kẻ thù là tất yếu bởi chúng đi ngược lại với đạo trời, làm trái với đạo lí, gieo gió thì phải gặt bão. 

    Trả lời
  2. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được Lý Thường Kiệt sáng tác vào năm 1077, khi quân Tống tràn sang xâm lược nước ta. Bài thơ được gọi là bài thơ “thần” và có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. Câu thơ đầu tiên là một câu thơ rất đặc sắc. “Nam quốc sơn hà” đang chỉ đến sông núi, địa lý của đất nước ta từ đó phân biệt rạch ròi lãnh thổ với phương Bắc. Đặc biệt, khi xưa vua của những nước chư hầu chỉ xưng là “Vương” không xưng là “Đế” nhưng trong câu thơ này, Lý Thường Kiệt lại dùng từ “Nam đế” như khẳng định nước ta là nước độc lập, ngang hàng với phương Bắc. Câu thơ thứ hai đã khẳng định mạnh mẽ ranh giới lãnh thổ và sự độc lập của nước ta. Địa hình, sông núi nước Nam đã được có trong “thiên thư” đó là “thiên ý”, do trời định không ai có quyền thay đổi. Từ “tiệt nhiên” càng khẳng định chắc nịch điều ấy. Câu thơ như nói rằng, tất cả những ai dám xông lược lãnh thổ nước Nam chính là đối nghịch với ông trời, là kẻ bất nhân. Câu thơ thứ ba cho ta thấy sự căm phẫn và khinh bỉ của Lý Thường Kiệt cũng như của tất cả những con dân nước Nam với bọn giặc man rợ. Họ khinh bỉ vì địa phận nước Nam đã được định trong sách trời, ai ai cũng biết nhưng chúng không biết liêm sỉ mà xâm chiếm lãnh thổ nước ta. Câu thơ gián tiếp khẳng định chủ quyền của nước ta một lần nữa. Và câu thơ cuối cùng là lời khẳng định mạnh mẽ, thấm nhuần tình yêu nước của nhân dân ta cũng như là lời cảnh báo với quân thù. Người dân nước Nam sẽ sẵn sàng từ bỏ tất cả để đánh giặc cứu nước không bao giờ chịu khuất phục trước quân thù. Nói tóm lại, bài thơ như đã khẳng định sự độc lập của nước ta cũng như cho thấy tinh thần giết giặc cứu nước – một nét đẹp của nhân dân ta.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới