Cảm nhận của em về Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy nét xu

Cảm nhận của em về Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

2 bình luận về “Cảm nhận của em về Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy nét xu”

  1. Nếu nói đến Nguyễn Du chúng ta thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của ông thật tài tình và thấy được tài năng của ông. Trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, khi tả đến Thúy Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy và nhiều câu thơ hơn để diễn tả vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của Thúy Kiều. Thúy Kiều là cô gái đẹp và Kiều có đôi mắt đẹp như làn nước hồ mùa thu, lông mày đẹp như dáng núi mùa xuân.  Kiều nổi bật không chỉ về nhan sắc mà còn được miêu tả cả về tài năng của Thúy Kiều. Tác giả không nói quá nhiều về khuôn mặt, hay mày ngài, chỉ sử dụng các vẻ đẹp của thiên nhiên như là “hoa”, “liễu” và sử dụng từ ước lệ tượng trưng để thấy được vẻ đẹp của Kiều khiến cho những sự vật của thiên nhiên cũng phải ghen tị, hờn giận. Nếu như miêu tả Thúy Vân, tác giả sử dụng những từ “thua, nhường” thì những từ “ghen, hờn” khi miêu tả Kiều gợi ra một sự bấp bênh, sóng gió, hồng nhan bạc mệnh của Thúy Kiều. Vẻ đẹp của Kiều vượt ra ngoài cả những chuẩn mực và khuôn khổ của xã hội phong kiến xưa. Tóm lại, đoạn thơ đã diễn tả được nhan sắc tuyệt vời của Thúy Kiều và bắt đầu mở ra vẻ đẹp tài năng của Thúy Kiều.
    Mik viết ko có đc hay á cọu, nếu đc thì cho mik hay nhất nha

    Trả lời
  2. Thúy Kiều qua ngòi bút của Nguyễn Du, qua cái cách miêu tả đầy hào hùng ấy đã làm nổi bật lên nhan vật Thúy Kiều. Không chỉ vậy, qua những hình ảnh so sánh ấy, ta có thể thấy được số phận đầy sóng gió, đầy bão tố của Thúy Kiều qua cách miêu tả của Nguyễn Du. Sắc sảo, mặn mà, mặn mà được tác giả dùng để miêu tả về tâm hồn, còn sắc sảo là trí tuệ. Tài sắc lúc nào cũng hơn, qua đó thể hiện sự tài ba, năng khiếu và luôn hơn Thúy Vân. Lối ước lệ tượng trưng được tác giả sử dụng để miêu tả đôi mắt sáng của Thúy Kiều, đôi mắt ấy là thu thủy, là xuân sơn. Không chỉ vậy, báo trước cho số phận Thúy Kiều là tài năng, là nhan sắc bị người đời đố kị qua Hoa ghen, liều hờn. Qua đó, lần nữa làm nổi bật lên ngòi bút đầy tài hòa của đại thi hào Nguyễn Du.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới