Hãy trình bày quan điểm của mình về triết lý: hãy đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ bằng một đoạn văn khoảng

Hãy trình bày quan điểm của mình về triết lý: hãy đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ

2 bình luận về “Hãy trình bày quan điểm của mình về triết lý: hãy đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ bằng một đoạn văn khoảng”

  1. Trong cuộc sống,ta có thể thấy rõ một triết lí, đó là: “Hãy đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác, ta sẽ hiểu và cảm thông cho họ hơn.” Thật vậy, trong cuộc sống hiện đại như ngày nay, khi mà con người dần trở nên thờ ơ với hoàn cảnh xung quanh mà chăm lo cho công việc của bản thân, thì sự thấu hiểu và thông cảm giữa con người với con người đang dần dần trở thành một thứ xa xỉ. Có những con người còn lạnh nhạt quay lưng với đồng loại của mình – những người đang rất thiếu thốn và đau khổ, rất muốn nhận được những sự giúp đỡ. Thậm chí, họ còn có những hành động không tốt với đồng loại. Chẳng hạn như vụ hàng trăm người hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường hôi của khi có rất nhiều thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn xảy ra lúc 14 giờ ngày 4/12 ở khu vực vòng xoay Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai, mặc cho sự gào khóc đến khản cả cổ của tài xế Hồ Kim Hậu. Những người hôi của tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rớt xuống đường và thu gom các lon bia văng ra khỏi đường. Đây là một hành động hết sức xấu xí và vô cảm, và nếu con người cứ đối xử với nhau bằng những hành động như trong trường hợp này thì chẳng mấy chốc mà thứ gọi là “tình thương giữa con người với con người” sẽ không còn. Đến lúc ấy, con người sẽ không còn biết tôn trọng nhau, không còn biết hợp tác với nhau làm việc, mỗi người chỉ chăm lo cho bản thân mình và ngày càng mất đi khả năng giao tiếp, không còn có thể gắn kết được với nhau. Vậy, làm sao để hạn chế được tình trạng này? Đó chính là việc đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để có thể thấu hiểu tâm trạng của họ khi họ gặp phải sự việc đó. Nếu như trong vụ hôi của trên, những người hôi của kiềm chế lòng tham của mình xuống, biết suy nghĩ rằng: “Nếu mình là anh tài xế kia mà gặp phải trường hợp như thế này, bị những người khác hôi của thế này thì mình sẽ cảm thấy rất bất lực và sẽ giống như anh ta.”, đồng thời suy nghĩ đến những hậu quả có thể xảy ra với người tài xế: số tài sản bị thiệt hại khi đó lên tới 310 triệu đồng, nếu không đủ tiền trả thì anh Hậu chắc chắn phải ngồi tù. Nghĩ như vậy, có thể những người hôi của sẽ từ bỏ ý nghĩ của mình và ngược lại còn giúp anh Hậu sắp xếp lại các thùng bia vào trong xe. Qua đây có thể thấy việc đặt mình vào hoàn cảnh của người khác sẽ giúp con người hiểu rõ và thông cảm nhau hơn và từ đó biết giúp đỡ lẫn nhau.

    Trả lời
  2. Trên đường đời, mỗi người có một lối sống, tính cách, con đường riêng, không ai giống ai. Chính vì vậy, chúng ta cần đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu họ. Đặt mình vào người khác chính là sự chia sẻ, đồng cảm, suy nghĩ trước sau, đánh giá mọi chuyện thật kĩ trước khi quyết định. Chúng ta không thể nhìn bề nổi của một câu chuyện mà đánh giá câu chuyện đó hay hay dở. Cũng như con người, chúng ta không thể nhìn bề ngoài, đánh giá một cách phiến diện bề họ vì chúng ta đâu hiểu hết được vấn đề. Đặt mình vào người khác để cuộc sống trở nên ý nghĩa, hạnh phúc và dễ dàng hơn. Nhờ đó tình cảm giữa người với người trở nên gắn bó, khăng khít. Do vậy, hãy đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, lan toả yêu thương.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới