Những hạt thóc giống Một ông vua nọ đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi, vua muốn tìm một người đủ tài đức để t

Những hạt thóc giống Một ông vua nọ đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi, vua muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua. Vua quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc và ra lệnh:Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!. Đến vụ mùa, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành. Mọi người chỉ trỏ bàn tán, chỉ có vua là cười và nói:Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!. Cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ của mình. (Theo Truyện cổ tích Khmer) Câu 1 (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 3 (1,0 điểm). Hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: Cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ của mình. Câu 4 (1,0 điểm). Qua văn bản trên, tác giả gửi gắm những thông điệp gì?

2 bình luận về “Những hạt thóc giống Một ông vua nọ đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi, vua muốn tìm một người đủ tài đức để t”

  1. Câu 1: -Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
    Câu 2: -Nội dung chính: Nói về sự gan dạ, dũng cảm, không ngại khó khăn, sẵn sàng nhận tội của cậu bé. Người dám đứng lên vì sự thật.
    Câu 3: -Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh thành quả mà cậu bé đã đạt được bằng sự dũng cảm của mình.
    Câu 4: -Qua văn bản trên, tác giả gửi gắm đến mỗi chúng ta rằng đừng bao giờ né tránh đi sự thật, hãy sẵn sàng dũng cảm để nói lời đúng đắn. Những người thật thà thì sẽ luôn nhận được điều tốt lành, lòng tin yêu của mọi người. 
                                                                                                        #gaconcute1809

    Trả lời
  2. Câu 1: PTBĐ chính: Tự sự
    Câu 2: Nội dung: Câu chuyện về những hạt thóc giống đã bị luộc và cậu bé được nhà vua truyền ngôi vì lòng trung thực, gan dạ của mình.
    Câu 3: Biện pháp tu từ: Liệt kê: “lòng trung thực và sự gan dạ”
    => Hiệu quả biểu đạt: Liệt kê, diễn tả đầy đủ, sâu sắc những nguyên nhân khiến cậu bé được nhà vua nhường lại ngôi, cũng như những đức tính đẹp và cao cả của cậu ấy mà mọi người cần lấy làm gương và rèn luyện, học hỏi.
    Câu 4: Qua văn bản trên, tác giả gửi gắm những thông điệp:
    – Trung thực và gan dạ là những đức tính đẹp và cần thiết trong cuộc sống mà chúng ta cần phải học tập.
    – Người có lòng trung thực luôn được những người xung quanh yêu quý, kính trọng, tin tưởng.
    – Trái lại, những người dối trá, gian xảo thường sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ, chỉ trỏ bán tán.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới