Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. phân tích k

Mùa xuân – ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.
phân tích khổ cuối bài thơ mùa xuân nho nhỏ
mình đang cần gấp ạ Không chép mạng

2 bình luận về “Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhịp phách tiền đất Huế. phân tích k”

  1. Khổ cuối: lời chào, ca ngợi quê hương, đất nước
    + Câu Nam ai, Nam bình:
    – Chất dân gian xứ Huế được vang lên cuối bài 
    – Điệu buồn thương, sâu lắng
    + Tại sao tác giả cho điệu buồn thương? Có bi lụy hay không?
    Không, buồn vì đất nước, cuộc sống đang rất tươi đẹp mà chính tác giả lại muốn không ngừng cống hiến, tác giả vẫn còn rất nhiều mong muốn được cống hiến cho đất nước  nhưng sức khỏe không cho phép – sắp lìa xa cuộc đời → tiếc nuối cuộc sống, cuộc đời rất tươi đẹp.
    + Nước non ngàn dặm – non nước hữu tình – vẻ đẹp tươi mới của đất nước
    + Tình – mình: hòa quyện giữa tình của tác giả với tình của cảnh vật, con người
    + Nhịp phách tiền đất Huế: ngân lên bài hát đan cả quê hương – ca ngợi vẻ đẹp mãi mãi của quê hương đất nước
    → Tự hào, yêu tha thiết, lưu luyến trước vẻ đẹp hữu tình của quê hương, đất nước.
    → Tinh thần lặc quan của tác giả với cuộc sống
    ( Con người không quan trọng sống chết mà quan trọng nhất lúc sống anh đã để lại cho đời được những gì quý giá)
    Đoạn văn: 
    (1)Qua một chặng dài của cảm xúc Thanh Hải đã đưa nó đi đến hồi kết khi nói nên lời chào, lời ca ngợi quê hương đất nước ẩn chứa trong những dòng thơ:
    “  Mùa xuân – ta xin hát
    Câu Nam ai, Nam bình
    Nước non ngàn dặm mình
    Nước non ngàn dặm tình
    Nhịp phách tiền đất Huế. “
    (2)Cứ vậy mà chất dân gian xứ Huế được vang lên cuối bài với điệu buồn thương đầy sâu lắng “ Nam ai, Nam bình” .  (3)Tại sao tác giả lại cho điệu buồn thương để kết thức mà không phải giai điêu nào khác? (4)Liệu điều đó có gây nên sự bi lúy hay không? (5)Và xin thưa là không vì chính người thi sĩ đang buồn vì đất nước, cuộc sống đang rất tươi đẹp và bản thân tác giả muốn không ngừng cống hiến cho đất nước nhưng đáng buồn thay khi sức khỏe lại không cho phép – không còn nhiều thời gian, sắp lìa xa cuộc đời. (6)Điều đó làm nên sự tiếc nuối với cuộc sống, cược đời đang rất tươi đẹp hiện hữa trong Thanh Hải.  (7)Nghe đâu “ nước non ngàn dặm” họa chăng là non nước hữu tình mà ta vẫn thường nhắc tới trước vẻ đẹp tươi mới của đất nước. (8)Đến tận những dòng chữ cuối cùng ( tình – mình) tác giả vẫn thể hiện cái sự hòa hợp ấy – sự hòa quyện giữa tình của tác giả với tình của cảnh vật, con người.(9) Câu thơ cuối cùng “ Nhịp phách tiền đất Huế”  như thể ngân lên bài hát đan cả quê hương vào đó mà ca ngợi vẻ đẹp mãi trường tồn của quê hương đất nước.  (10)Đó là sự tự hào, tình yêu tha thiết, phút lưu luyến trước vẻ đẹp hữu tình của quê hương đất nước. (11)Từ điệu buồn thương ta vẫn thấy người cầm bút mang theo cái tinh thần lạc quan ngự trị trong tâm hồn về cuộc sống.(12) Có lẽ quan niệm cả đời của Thanh Hải là “ Con người không quan trọng sống chết mà quan trọng nhất lúc sống anh đã để lại cho đời được những gì quý giá.”

    Trả lời
  2. $\hspace{1cm}$ Trong “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả Thanh Hải đã khép lại bài thơ bằng niềm yêu mến, tự hào với cuộc đời trong tiếng hát tự nguyện ngợi ca quê hương, đất nước:
    $\hspace{4.7cm}$ “Mùa xuân – ta xin hát
    $\hspace{4.7cm}$ Câu Nam ai, Nam bình
    $\hspace{4.7cm}$ Nước non ngàn dặm mình
    $\hspace{4.7cm}$ Nước non ngàn dặm tình
    $\hspace{4.7cm}$ Nhịp phách tiền đất Huế.” (1)
    Trước hết, ngay ở câu thơ đầu tiên, tác giả đã muốn cất lên tiếng hát, hoà chung vào niềm hạnh phúc, tự hào của dân tộc qua đại từ “ta”. (2) Điều này cho thấy ông là một người rất lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu đất nước, vì kể cả khi đang nằm trên giường bệnh, biết mình không qua khỏi, nhà thơ vẫn bộc lộ ước nguyện được dâng hiến cho quê hương, Tổ quốc. (3) Đối với ông, ông vô cùng tự hào, tin tưởng vào “mùa xuân” của đất nước, “mùa xuân” tươi đẹp ấy cũng là một hình ảnh ẩn dụ thú vị cho tương lai sáng ngời đang chờ đợi đất nước sau bao nhiêu gian khổ, chiến tranh. (4) Câu hát mà ông cất lên chính là làn điệu dân ca xứ Huế – mảnh đất chôn rau cắt rốn, mảnh đất quê hương đã nhiều lần xuất hiện trong thơ Thanh Hải. (5) Phép liệt kê những câu hát dân gian Huế đã tô đậm tình cảm sâu nặng, sự gắn bó của nhà thơ với quê hương mình. (6) “Câu Nam ai, Nam bình” ấy, cũng như hai câu hát “Nước non ngàn dặm mình / Nước non ngàn dặm tình” là một phần trong kho tàng nghệ thuật của xứ Huế. (7) Bằng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và điệp cấu trúc câu, nhà thơ đã thể hiện rất rõ lòng tự hào về nền văn hoá và vẻ đẹp thiên nhiên quê hương. (8) Hơn nữa, những câu hát ấy còn tạo ra giai điệu du dương, trầm bổng cho khổ thơ. (9) Với cách gieo vần “bình-mình-tình” và việc liên tiếp sử dụng các thanh bằng, nhà thơ đã tạo nên những câu thơ với nốt nhạc trầm, sâu lắng, biến lời thơ thành lời tâm sự chân tình, thân mật bày tỏ tình cảm với quê hương. (10) Giọng thơ trầm là thế, nhưng lại mang trong đó niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai của tác giả. (11) Bài thơ kết thúc với “nhịp phách tiền” – cũng là một đặc trưng nghệ thuật khác của Huế – vang lên trong lòng người đọc, rộn lên cùng tiếng hát giữa mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, Tổ quốc. (12) Như vậy, tình yêu, tự hào về quê hương xứ Huế, về đất nước cùng lòng yêu đời, lạc quan, niềm tin vào niềm tin vào tương lai đã được nhà thơ Thanh Hải gói gọn trong những câu từ khép lại bài thơ. (13)

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới