B4 : Trong bài ” Mặt trời xanh của tôi ” nhà thơ Nguyễn Thiết Bình viết : Rừng cọ ơi, rừng cọ Lá đẹp lá ngời ngời Tôi

B4 : Trong bài ” Mặt trời xanh của tôi ” nhà thơ Nguyễn Thiết Bình viết :
Rừng cọ ơi, rừng cọ
Lá đẹp lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi
Theo em khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ và quê hương như thế nào ?

2 bình luận về “B4 : Trong bài ” Mặt trời xanh của tôi ” nhà thơ Nguyễn Thiết Bình viết : Rừng cọ ơi, rừng cọ Lá đẹp lá ngời ngời Tôi”

  1. Trong bài ” Mặt trời xanh của tôi ” nhà thơ Nguyễn Thiết Bình viết :
    Rừng cọ ơi, rừng cọ
    Lá đẹp lá ngời ngời
    Tôi yêu thường vẫn gọi
    Mặt trời xanh của tôi
    Theo em khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ và quê hương như thế nào ?
    ⇒ Theo em khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cộ và quê hương là tác giả cũng có tình cảm tha thiết với tất cả những sự vật đồ vật ở quê hương mình như là rừng cọ. Tác giả đã gọi rừng cọ như bạn của mình qua câu thơ ” rừng cọ ơi, rừng cọ” Với những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời sức sống. Hình ảnh ” mặt trời xanh của tôi ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng mà tác giả còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hòa của tác giả về rừng cọ của quê hương mình. 
    @Phương

    Trả lời
  2. Trong bài ” Mặt trời xanh của tôi ” nhà thơ Nguyễn Thiết Bình viết :
    Rừng cọ ơi, rừng cọ 
      Lá đẹp lá ngời ngời 
      Tôi yêu thường vẫn gọi 
      Mặt trời xanh của tôi 
    Theo em khổ thơ trên đã bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ và quê hương như thế nào ?
    Nhà thơ Nguyễn Thiết Bình đã có một cảm nhận sâu sắc về rừng cọ nơi quê hương của ông, một vẻ đẹp tha thiết, độc đáo. Nhưng chỉ cảm nhận được khi chúng ta đặt cả tâm hồn vào rừng cọ, tác giả Nguyễn khiết Bình đã đặt cả tình cảm của mình vào trong đó, nghe được tiếng gọi của rừng cọ, thấy được nét đẹp bên ngoài lẫn bên trong của rừng cọ: “Lá đẹp lá ngời ngời”. Rừng cọ không chỉ đẹp mà bên trong còn có một sự hài hòa kinh tế, lá nhọn, như những chiếc kim tỏa ra quanh cuống lá. Và tác giả đã ví nó như: “Mặt trời xanh của tôi”. Tác giả đã cho rừng cọ như một người bạn thân thiết, như một người thân không thể thiếu trong cuộc sống. Rừng cọ chính là nét đẹp, những “ông mặt trời dưới mặt đất” đối với tác giả. Tình yêu tha thiết đối với rừng cọ nơi quê nhà, cái đẹp của quê hương đất nước, thể hiện được bản sắc dân tộc của vùng quê tác giả.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới