Khổ 1: Ý chủ đề: Người cha muốn nói với con về cội nguồn sinh dưỡng con lớn lên trong không khí đầm ấm của gia đình, trong cuộc sống lao động, trong khung cảnh của quê hương.
a, Trong những lời tâm tình, tác giả nói với con về cội nguồn sinh thành và nuôi dưỡng con trước hết là gia đình.
“Chân phải bước tới Cha”
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chậm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười”
-Bằng nghệ thuật hoán dụ + Thủ pháp liệt kê + Sử dụng điệp từ bước và cách diễn đạt mộc mạc, giản dị, giàu hình ảnh của người miền núi, các từ :Chân phải- chân trái ; Tiếng nói- tiếng cười đã gợi cho ta liên tưởng tới hình ảnh một em bé bé đang chập chững tập đi, đang bi bô tập nói, lúc sà vào lòng mẹ, lúc níu lấy tay cha.
-Nhịp thơ 2/3 kết hợp với cấu trúc đối xứng không chỉ tạo ra âm điệu vui tươi quấn quýt mà còn gợi không khí gia đình đầm ấm hạnh phúc có cha, có mẹ từng bước đi, tiếng nói, tiếng cười của con đều được bố mẹ chăm chút và vui mừng đón nhận
=> Cha muốn nói với con về cội nguồn sinh thành nuôi dưỡng đầu tiên của mỗi con người chính là gia đình, đó là chiếc nôi đầu tiên nuôi dạy con khôn lớn thành người, con hãy luôn khắc ghi.
– Nghệ thuật: với thể thơ tự do lời thơ rất giản dị mộc mạc mà gợi cảm bốn câu thơ như là kể, là tả mà biết bao thân thương gửi gắm, là lời nhắn nhủ tâm tình về của nguồn sinh dưỡng của con người là gia đình, sẽ tiếp bước luôn sống bằng tất cả tình yêu thương và lòng tự hào về gia đình.
=> Chuyển ý: Cùng với gia đình, quê hương chính là mạch nguồn nuôi dưỡng con khôn lớn trưởng thành.
b, Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình trong tình nghĩa của quê hương
Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gợi lên qua các hình ảnh thật đẹp:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Vách nhà Ken câu hát”
-Người đồng mình chỉ những người vùng mình, người miền mình là đồng bào quê hương của mình, những người cùng sống chung trong một làng, một bản .Đây là cách nói giản dị, mộc mạc, khiêm nhường, đầy tự hào.
-Cách giới thiệu hình ảnh ấy đi liền với thành phần gọi đáp “Con ơi” khiến lời của cha với con thật trìu mến thân thương => gợi tình cảm yêu thương, gắn bó, trân trọng của người cha với con người quê hương.
=> Cuộc sống lao động cần cù, vui tươi của người đồng mình.
– Câu “Đan lờ cài nan hoa” là hình ảnh tả thực, “lờ” là một loại dụng cụ dùng để đánh bắt cá được đan bằng những thanh tre vót tròn, cách miêu tả những công cụ lao động còn thô sơ dưới bàn tay cần cù, tài hoa của “người đồng mình” đã khiến những thanh tre đơn sơ trở thành “nan hoa”.
– Bên cạnh đó câu thơ “Vách nhà ken câu hát” đã tả thực lối sống sinh hoạt văn hóa cộng đồng của “người đồng mình” khiến vách nhà không chỉ được ken bằng tre gỗ mà như được ken bằng cả câu hát.
– Nghệ thuật ẩn dụ các động từ cài Ken vừa miêu tả động tác cụ thể khiếu nào trong lao động vừa nói lên tình cảm gắn bó quấn quýt của người đồng mình trong lao động công việc tuy vất vả nhưng đầy ắp niềm vui lạc quan yêu đời
– Người cha muốn nói với con không chỉ sống trong cái nơi hạnh phúc của của gia đình mà còn sống trong cái nôi của tình yêu thương trong niềm vui niềm hạnh phúc của quê hương . Không những thế con còn được lớn lên trong sự đùm bọc che chở nghĩa tình của con người vào rừng núi quê hương:
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
– Câu “rừng cho hoa” là câu thơ đa nghĩa, “rừng” không chỉ mang nghĩa tả thực cho gỗ, cho măng, cho hoa mà rừng còn mang nghĩa ẩn dụ là vẻ đẹp niềm vui hạnh phúc cho con người còn con đường là những tấm lòng con đường đâu chỉ đi ngược về xuôi lên non xuống biển mà còn cho những tấm lòng nhân hậu bao dung là vẻ đẹp của tình người cao đẹp con lớn lên trong sự yêu thương của cha mẹ của quê hương anh Hạnh con sẽ vững bước trưởng thành
– Nghệ thuật nhân hóa + điệp ngữ cho nhấn mạnh tình nghĩa quê hương rừng núi quê hương che chở nuôi dưỡng con cả về tâm hồn và lối sống
– Nói với con những điều đó người cha muốn khẳng định quê hương mình là một vùng quê đẹp giàu truyền thống văn hóa mà cũng thật Nghĩa Tình Để gieo vào lòng con niềm tự hào về quê hương
=> Cuối cùng người cha tâm sự với con về kỉ niệm êm đềm hạnh phúc nhất của cha mẹ đó là ngày cưới của mình và con được sinh ra trong hạnh phúc được lớn lên trong tình yêu thương. Con chính là niềm tin hi vọng của cha mẹ của quê hương nó cũng là cội nguồn của hạnh phúc Cha mẹ sống trong hạnh phúc là nhờ tình yêu chân chính mai sau con cũng phải sống như vậy
– Nghệ thuật với thể thơ tự do lời thơ rất giản dị mộc mạc mà gợi cảm khổ thơ là lời nhắn nhủ tâm tình
2 bình luận về “Cảm nhận của e về khổ 1 hoặc 2 bài thơ Nói với con Gấp ạ , KO CHÉP MẠNG”