Cảm thụ câu : “Lưng trần phơi nắng phơi sương”

Cảm thụ câu :
“Lưng trần phơi nắng phơi sương”

2 bình luận về “Cảm thụ câu : “Lưng trần phơi nắng phơi sương””

  1. @ Tham khảo:
          “Lưng trần phơi nắng phơi sương”
    Câu văn trong bài “Tre Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy, nêu rõ lên hình ảnh của một cây tre với tâm lưng trần ngày ngày trải qua từng loại thời tiết khắc nghiệt. Bằng việc nhân hóa hình ảnh cây tre với hình ảnh “lưng trần phơi nắng phơi sương”làm ta liên tưởng đến hình ảnh nông dân nước ta, chịu khó, chịu khổ không than vãn. Tóm lại, bằng nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, tác giả đã cho thấy được qua hình ảnh cây tre, để nói lên những phẩm chất đáng quý của con người Việt.

    Trả lời
  2. “Lưng trần phơi nắng phơi sương”
    Hình ảnh cây tre với tấm lưng trần phơi nắng phơi sương thể hiện sự vất vả, cực nhọc. Nắng, mưa, gió, bão,… tre đều phải đương đầu chống trọi. Trải qua bao thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên, tre vẫn đứng vững. Hình ảnh ấy làm ta lien tưởng đến người nông dân Việt Nam một nắng hai sương. Quanh năm họ bán mặt cho đất bán lưng cho trời đến nỗi tấm áo bạc màu. Con người Việt Nam là vậy, chịu thương chịu khó, không ngại khổ.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới