2 bình luận về “phân tích khổ thơ cuối bài viếng lăng bác”
Khổ cuối bài thơ Viếng lăng Bác đã được cây bút Viễn Phương khắc hoạ lại cảm xúc của ông trước khi phải rời khỏi nơi Bác đang nghỉ:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt” Câu thơ thể hiện khoảng cách thời gian ngắn ngủi, khơi gợi trong lòng nhà thơ những cảm xúc lưu luyến. Cụm từ “thương trào nước mắt” nghe dạt dào mà thấm sâu, là sự kính yêu cuộc đời cao cả của Bác, là nỗi xót đau khi đối mặt với giờ phút chia ly cận kề. “Thương” ở đây bao gồn cả thương yêu, thương kính và thương xót. “Thương” đến trào nước mắt là niềm cảm xúc không thể dừng lại, không thể kiềm chế được nước mắt, những giọt nước mắt trước lúc chia xa. Cảm xúc đó cũng chính là cảm xúc của bao người dân VN, của triệu trái tim luôn hướng về Bác. Cảm xúc ấy cũng là nguyên nhân để nhà thơ nói lên ước nguyện sâu thẳm trong tâm hồn: “Muốn làm con chim hót…chốn này”
Điệp ngữ “muốn làm” được điệp lại nhiều lần như để khẳng định ước nguyện chân thành của nhà thơ. Nhà thơ muốn hoá thân thành những hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên đất nước để dâng lên cho Bác. Nhà thơ muốn làm con chim cất lên tiếng hót mê say, muốn làm đoá hoa toả hương cho đời. Và thật cao đẹp biết bao khi nhà thơ muốn hoá thân làm cây tre trung hiếu, trong muôn ngàn cây tre quang lăng Bác, để được ở mãi bên Bác. Hình ảnh cây tre ở khổ thơ thứ nhất được lặp lại trong khổ thơ cuối tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng, giúp hoàn thiện biểu tượng cây tre Việt Nam. Nếu ở khổ thơ thứ nhất, tre là hình ảnh tượng trưng cho phẩm chất kiên cường, bất khuất; thì ở khổ thơ cuối, hình ảnh tre được lặp lại nhưng là để tượng trưng cho phẩm cất trung hiếu. Cây tre đã trở thành biểu tượng toàn vẹn cho phẩm chất con người và dân tộc Việt Nam.
Khổ cuối của bài thơViếng lăng Báclà cảm xúc, nỗi lưu luyến và ước nguyện của nhà thơ khi phải ra về, tạm biệt lăng Bác. Lòng nhớ thương kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Ở khổ thơ này, nỗi niềm xúc động đã tuôn trào thành những dòng nước mắt của một người con miền Nam lần đầu được ra với Bác. Sinh thời, Bác luôn có một mong muốn cháy bỏng là được vào thăm miền Nam ruột thịt nhưng chưa làm được. Nước nhà thống nhất – tâm nguyện cả đời Bác – Bác cũng không được chứng kiến. Tình cảm bị rịn, lưu luyến chắp cánh cho mong muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên lăng Bác. Nhà thơ muốn được hóa thân làm con chim hót, làm đóa hoa tỏa hương, làm cây tre trung hiếu để được dâng hiến những gì tốt đẹp nhất cho Bác và cho đất nước. Hình ảnh cây tre lặp lại ở khổ đầu và khổ cuối tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Hình ảnh ẩn dụ này thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ tạo giọng điệu dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt.
2 bình luận về “phân tích khổ thơ cuối bài viếng lăng bác”