Giúp ik mình cần gấp :()(((( Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ng

Giúp ik mình cần gấp
:()((((
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự
(Ngữ văn 8- tập 2, trang 3)
Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên.

1 bình luận về “Giúp ik mình cần gấp :()(((( Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ng”

  1. Khổ thơ thứ nhất trong bài thơ Nhớ rừng đã miêu tả tâm trạng, hoàn cảnh tù túng của con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. Con hổ ấy hoàn toàn bị mất tự do, mất đi cái uy linh của một vị chúa tể rừng xanh khi bị giam cầm trong cũi sắt. Trong phần đầu bài thơ, tác giả đã thể hiện rõ tâm trạng đau khổ, uất hận của nó khi bị tước mất tự do. Nó chỉ biết nằm dài trông ngày tháng dần trôi qua còn nó thì chỉ có thể bị giam chân ở giữa chốn ngục tù này. Nó nhìn con người bằng đôi mắt khinh thường của một bậc vương giả, khinh những kẻ tầm thường không hiểu vì về khát vọng tự do, giương mắt giễu oai linh hùng vĩ. Nó sa cơ thất thế, bị bắt lại để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi tiêu khiển cho loài người. Đó là một sự sỉ nhục lớn. Nhưng, đau xót hơn là từ một chúa tể chốn rừng xanh thế mà giờ đây hổ lại phải “chiu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi ”, với “cặp báo chuồng bên vô tư lự”. Ẩn chứa đằng sau mỗi từ, mỗi câu là tâm trạng đầy bị kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, rơi vào cảnh “nhục nhằn, tù hãm”. Ta cũng thấy được khát vọng được sống tự do của vị cháu rừng già. Đằng sau đó, tác giả muốn bày tỏ sự bức bối, ngột ngạt của tâm trạng, hoàn cảnh con người cũng phải chịu tù đày, giam cầm như thế.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới