Viết đoạn văn phân tích khổ 3 bài Mùa xuân nho nhỏ.

Viết đoạn văn phân tích khổ 3 bài Mùa xuân nho nhỏ.

2 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích khổ 3 bài Mùa xuân nho nhỏ.”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    (1) Khổ thơ thứ ba trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải đã thể hiện những suy ngẫm và sự tự hào của nhà thơ khi nghĩ về đất nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai. (3) Đất nước được cảm nhận trong chiều dài lịch sử 4000 năm với niềm tự hào sâu sắc. (4) Lịch sử máu và hoa của dân tộc từ những ngày dựng nước, giữ nước được nhà thơ gợi lại với âm hưởng sâu lắng, thể hiện chiều sâu suy ngẫm về những con người làm nên đất nước – làm nên mùa xuân của dân tộc. (5) Trong 4000 năm đó, dân tộc ta đã kiên cường đi qua những giông gió của chiến tranh, những thử thách của lịch sử để bảo vệ biển trời tổ quốc. (6) Quá khứ hào hùng ấy để lại cho mỗi đứa con của tổ quốc cả một niềm thơ. (7) Với riêng Thanh Hải, ông cảm nhận hình ảnh đất nước như một người mẹ tần tảo qua biện pháp nhân hóa “vất vả và gian lao”. (8) Hai tính từ ấy đã nhận định rất chân thực về số phận của lịch sử dân tộc trong quá khứ. (9) Đồng thời, những từ ngữ đó cũng góp phần khẳng định và đánh giá những phẩm chất tốt đẹp, nghị lực, sự kiên cường của dân tộc Việt Nam. (10) Từ cảm hứng tự hào khi nghĩ về lịch sử, nhịp thơ nhanh hơn, mạnh hơn khi nhà thơ tiếp tục bày tỏ sự hi vọng và tin tưởng vào tương lai. (11) Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” đã ngợi ca vẻ đẹp trường tồn, vĩnh hằng của tổ quốc. (12) Đồng thời, nhà thơ còn hướng tới một tương lai tươi sáng của dân tộc đang hứa hẹn ở phía trước. (13) Niềm tự hào đã có trong lịch sử trước đó vẫn tiếp tục được ngợi ca qua hình ảnh “ngôi sao” – đó phải chăng chính là ngôi sao trên lá cờ tổ quốc. (14) Cùng với đó, phó từ “cứ” thể hiện ý chí quyết tâm sắt đá, niềm tin tưởng mạnh mẽ vào tương lai. (15) Chao ôi, hình ảnh cả dân tộc đi lên phía trước như gửi gắm niềm cảm phục của nhà thơ vào sức sống vững bền khi thế nước, vận nước đang lên!

    Trả lời
  2. Ðất nước bốn nghìn năm
    Vất vả và gian lao
    Ðất nước như vì sao
    Cứ đi lên phía trước
    Trong khổ thơ thứ 3, nhà thơ Thanh Hải đã nhắc lại chặng đường 4000 năm của đất nước thông qua các tính từ “vất vả”, “gian lao”. Đất nước ta đã phải trải qua biết bao cuộc chiến tranh mới có được hòa bình ngày hôm nay. Đổi lấy hòa bình là máu thịt, là tính mạng, là biết bao lớp người đã chiến đấu vì Tổ quốc. Sao có thể không vất vả, gian lao được. Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và giàu ý nghĩa. Hình ảnh thơ vừa gợi đến nguồn sángsong hành với không gian, thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế mạnh mẽ không gì cản nổi. Cấu trúc song hành “đất nước bốn ngàn năm”, “đất nước như vì sao” đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Cụm từ “cứ đi lên phía trước” như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và niềm tin sắt đá về tương lai tươi sáng của quê hương, đất nước.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới