Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm h

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa.
(Theo Nguyễn Đình Thi)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 2. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên?
Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì?
– Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương
– Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa.
– Mùa xuân đã đến.
Câu 4. Nêu tác dụng của cách lựa chọn cấu trúc câu trong câu văn sau: Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói.
Câu 5. Tìm và cho biết tác dụng của các từ láy có trong đoạn văn?

2 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm h”

  1. Câu 1: 
    – PTBĐ: Biểu cảm xen kẽ miêu tả
    – Nội dung chính: Khắc họa vẻ đẹp của khung cảnh mùa xuân bên bờ sông Lương.
    Câu 2: Câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn: “Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng.”
    -> So sánh ngang bằng. 
    Câu 3: Xác định chủ ngữ, vị ngữ và kiểu câu:
    1. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương
    – CN1: Rét
    – VN1: Vẫn kéo dài
    – CN2: Mùa xuân
    – VN2: Đã đến bên bờ sông Lương 
    -> Câu ghép (2 vế câu, nối với nhau bởi quan hệ từ “tuy” và dấu phẩy “,”)
    2. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa.
    – CN: Các vườn nhãn, vườn vải
    – VN: Đang trổ hoa.
    -> Câu đơn (do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành)
    3. Mùa xuân đã đến.
    – CN: Mùa xuân
    – VN: Đã đến
    -> Câu đơn (do một cụm chủ ngữ – vị ngữ tạo thành)
    Câu 4: Cách lựa chọn cấu trúc câu trong câu văn trên: Câu nhiều thành phần vị ngữ: “bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói”
    => Tác dụng: Làm nổi bật sự sống động, tinh nghịch của đàn chim én.
    Câu 5: Các từ láy có trong đoạn văn: chót vót, trần trụi, mơn mởn, lốm đốm, xập xè, lững thững, thấp thoáng.
    => Tác dụng: Tăng giá trị gợi hình, giúp cho việc miêu tả cảnh sắc, không khí mùa xuân bên bờ sông Lương thêm hữu tình, thơ mộng.

    Trả lời
  2. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn trên?
    ⇒ Phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên là tự sự
    – Nội dung chính trong đoạn văn trên là Tả cảnh mùa xuân bên bờ Xông Lương
    Câu 2. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên?
    – So sánh có nghĩa là so sánh từ sừ vật này giống như một vật khác
    ⇒ Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh là:
    Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng.
    Câu 3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì?
    Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương
        CN1       VN1             CN2                        VN2
    Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa
                           CN                     VN
    Mùa xuân đã đến
             CN       VN
    Câu 4. Nêu tác dụng của cách lựa chọn cấu trúc câu trong câu văn sau: Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói.
    ⇒ Dấu chấm có tác dụng kết thúc một câu trần thuật. Trong đây có câu hỏi Ai thế nào? đó chính là câu ở trên. Tác dụng là làm cho câu thơ trở nên nhiều màu sắc và như một bức tranh mà ai đó đã vẽ lên. Trong câu thơ trên, tác giả đã nhân hóa những chú chim én giống như con người qua các hành động đó là đuổi nhau. Tác dụng làm cho câu thơ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, cho người đọc cảm thấy gần gũi với cuộc sống hơn
    Câu 5. Tìm và cho biết tác dụng của các từ láy có trong đoạn văn?
    – Các từ láy đó là: lốm đốm, chót vót, mơn mởn…
    @ Tác dụng của từ lốm đốm là gợi sợ phân bố chỗ đậm chỗ nhạt
    @Phương

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới