1 bình luận về “Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây Nghiêm cấm chép mạng”
I – Dàn ý:
1. Mở bài:
– Giới thiệu vấn đề.
– Tìm hiểu và dẫn dắt vấn đề.
2. Thân bài:
– Đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là gì.
+ Theo nghĩa đen và nghĩa bóng.
– Hàm ý của đạo lí này là gì, chứng minh điều đó.
– Đưa dẫn chứng, lí lẽ thuyết phục người khác tin vào điều này.
– Biểu hiện của đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” trong thực tế đời sống. Cho ví dụ cụ thể để chứng minh nó là đúng
+ Tổ chức các lễ hội, lễ tạ ơn để tưởng nhớ các vị anh hùng đã hy sinh cho tổ quốc. Tưởng nhớ các vị tổ tiên.
+ Các ngày cúng giỗ trong gia đình vào hằng nay nhằm mục đích gì.
– Các ngày như ngày Nhà Giáo Việt Nam, ngày Quốc Tế Phụ Nữ, ngày Thương Binh Liệt Sĩ,….. có ý nghĩa như thế nào.
– Nhân dân Việt Nam sống theo đạo lí này như thế nào, và đạo lí này nếu thiếu có được hay không.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại vấn đề.
II – Bài tham khảo:
Cái giá của việc cho đi là sự nhận lại từ người khác sự chân thành với tấm lòng yêu thương giữa người với người. Trong cuộc sống của chúng ta, dù xưa hay đến nay đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” luôn được mọi người khắc ghi và tuân theo một các tự nhiên như một quy luật tất yếu của xã hội. Người nhận ở người khác những thành quả họ dành dụm được sẽ luôn luôn ghi nhớ những điều đó như bày tỏ lòng biết ơn. Vậy câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” được hiểu như thế nào? “Ăn quả” ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho những con người hưởng thụ thành quả do người khác tạo ra. Còn “kẻ trồng cây” là người tạo ra thành quả. Vậy câu tục ngữ ở đây muốn khuyên chúng ta khi hưởng thụ bất kỳ lợi lộc, thành quả nào của người khác thì hãy luôn nhớ và khắc ghi tấm lòng của họ trong mình. Đó là một lời khuyên vô cùng đúng đắn và hợp tình theo quy luật đối nhân xử thế của xã hội. Bà ngay trên mảnh đất quê hương, đất nước của tôi đã có rất nhiều những biểu hiện “ăn quả nhớ kẻ trồng cây “. Đầu tiên phải kể đến việc mọi người dân VN đều có một ngày giỗ chung đó là Giỗ Tổ Hùng Vương. Vào ngày đó mọi người đều được nghỉ và lòng hướng về phía Vua Hùng để tỏ lòng biết ơn ông đã gây dựng lên dân tộc. Không chỉ thế vào thời xưa các vua chúa còn cho khắc tên các thi sĩ lên bia đá ở Quốc Tử Giám để tôn vinh những con người đã đem tri thức cho sự phát triển của dân tộc ngày nay. Vậy còn ngày nay thì sao? Ngày nay thế hệ trẻ luôn luôn quan tâm đến các bà mẹ VN anh hùng, các thương binh, liệt sĩ để tỏ lòng tôn trọng, biết ơn đến sự hi sinh vì độc lập của Tổ Quốc. Như vậy qua đây ta càng thấy rõ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” là một lời khuyên răn vô cùng đúng đắn! Bên cạnh những biểu hiện biết ơn vô cùng đúng đắn thì vẫn còn một số bộ phận con người hiện nay có hành vi đi ngược lại. Họ coi thường công lao sinh thành của cha mẹ và thậm chí đánh đập. Một số người thì đập cả gia phả tổ tiên. Đó là những hành vi sai trái cần lên án, tố cáo và loại bỏ ngay lập tức ra khỏi xã hội. Là một người học sinh tôi nhận thức được sự đúng đắn, sự quan trọng của đạo lý trên. Vì vậy việc học tập và làm theo những điều đó là vô cùng cần thiết, hợp lí. Cách đối nhân xử thế “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” sẽ góp phần làm xã hội văn minh và tốt đẹp hơn.
1 bình luận về “Chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây Nghiêm cấm chép mạng”