Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

1 bình luận về “Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.”

  1.  Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc” cuả tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích là những lời tự bộc bạch, là nỗi lòng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi nhớ về người yêu, người thân, khi nghĩ về số phận đớn đau của đời mình. Sáu câu thơ đầu gợi tả thiên nhiên nơi lầu Ngưng Bích với không gian và thời gian bao la, rộng lớn, cô độc. Trước khung cảnh đượm buồn của buổi chiều tà, Kiều cảm thấy lòng mình chua xót, đau đớn. Chính trong hoàn cảnh cô đơn nơi đất khách quê người, Kiều càng thấy nhớ người yêu. Kiều nhớ đến khi nàng cùng Kim Trọng uống chén rượu thề dưới ánh trăng, nguyện ở bên nhau đến trọn đời. Ấy vậy mà giờ đây, tất cả chỉ còn là quá khứ. Càng thương Kim Trọng, Kiều càng đau xót cho thân phận của chính mình, bởi lẽ tấm lòng thủy chung, son sắt của nàng giờ không thể nào gột rửa được. Thúy Kiều nhớ đến người yêu trước khi nhớ về cha mẹ của nàng vì Kiều phải bán mình chuộc cha, hy sinh chữ “Tình” để làm tròn chữ “Hiếu”. Kiều nhớ tới Kim Trọng trước tiên, là áy náy, cảm thấy có lỗi đối với chàng. Khi nhớ về cha mẹ, Nguyễn Du cho Kiều được thể hiện sự đau xót, đau đớn bởi vì nàng không thể phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi về già. Tám câu thơ cuối là bức tranh thiên nhiên mang âm hưởng trầm buồn. Cảnh vật cũng như buồn hơn dưới con mắt của Kiều, nàng nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng những sự vật đơn độc, lẻ loi… Tám câu thơ cuối mở ra một bức tranh thiên nhiên đối sóng với tâm trạng của Kiều, qua đó thấy được tài năng tả cảnh cũng như miêu tả tâm lí của nhà thơ. Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cho thấy cái nét độc đáo trong phong cách của Nguyễn Du, đồngthể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước số phận của nhân vật Kiều.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới