Bằnggggggg đoạn vănn diễn dịch có sử dụng câu phủ định và thành phần tình thái làm rõ lời ngợi ca quê hương của tác giả trong

Bằnggggggg đoạn vănn diễn dịch có sử dụng câu phủ định và thành phần tình thái làm rõ lời ngợi ca quê hương của tác giả trong khổ cuối bài ”Mùa xuân nho nhỏ”.

2 bình luận về “Bằnggggggg đoạn vănn diễn dịch có sử dụng câu phủ định và thành phần tình thái làm rõ lời ngợi ca quê hương của tác giả trong”

  1. Trong bài thơ ” Mùa xuân nho nhỏ”, lời ngợi ca quê hương của tác giả đã được thể hiện thật sâu sắc qua khổ thơ sau:
                                “Mùa xuân- ta xin hát
                                 Câu Nam ai, Nam bình
                                 Nước non ngàn dặm mình
                                 Nước non ngàn dặm tình
                                 Nhịp phách tiền đất Huế”
        Mở đầu khổ thơ, nhà thơ đã sử dụng từ ” mùa xuân” đi cùng với dấu gạch ngang để nối liền cảm xúc. Mùa xuân chính là tiền đề, là chất dẫn để tâm hồn người nghệ sĩ thăng hoa và nảy nở…Thiên nhiên mùa xuân, đất nước và con người vào xuân, tất cả đã khiến lòng người ngây ngất, đã thức dậy trong lòng người những tiếng hát và những lời ca. Rồi đến câu thơ thứ hai, biện pháp nghệ thuật liệt kê được thi sĩ sử dụng để nói về hai điệu ca xứ Huế ” Nam ai, Nam bình”. Một điệu buồn thương, một điệu dịu dàng, tất cả như hòa quyện và nâng đỡ khiến lời ca thêm bay bổng và thể hiện niềm yêu mến dạt dào với quê hương xứ Huế. Điệp ngữ ” nước non ngàn dặm” đã cho thấy sự bao la rộng lớn của đất nước, dân tộc. Ắt hẳn, Thanh Hải rất xúc động trước một đất nước gần gũi, thân thiết mà giàu tình người đằm thắm.Phép điệp vần “inh” ba thanh bằng nằm ở cuối câu hai, ba, bốn của khổ thơ góp phần tạo nên nhạc điệu cho bài thơ, khiến cho âm hưởng của lời bài hát được lan tỏa, vang xa. Kết thúc khổ cuối, nhịp thơ chậm dần và sâu lắng. Qua đó thể hiện ý nguyện của người con tha thiết với vẻ đẹp quê hương đất nước mình. Một ý nguyện chân thành mà rất đỗi khiêm nhường của Thanh Hải.

    Trả lời
  2. Nhà thơ Thanh Hải đã từng viết nhiều về đất Huế quê hương, và khúc ca cuối cùng của ông cũng là khúc ca dành cho xứ Huế thơ mộng :
    Mùa xuân ta xin hát
     Câu Nam ai, Nam bình
    Nước non ngàn dặm mình
    Nước non ngàn dặm tình
    Nhịp phách tiền đất Huế. (1)
    Đó là lời ngợi ca quê hương, dất nước qua điệu dân ca xứ Huế như một nhịp láy lại của khúc dân ca dịu dàng, đằm thắm đem lại thi vị Huế trìu mến tha thiết. (2) Nam ai và Nam bình là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. (3) Phách tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục với âm thanh vui vẻ, giòn giã. (4) Câu thơ “Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi xuân về.  (5) Nhà thơ muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình để đón mừng mùa xuân thiên nhiên, đất nước, con người. (6) Câu ca nghe như một lời từ biệt để hoà vào cõi vĩnh hằng. (7) Nhưng đây không phải là những lời buồn bã, bi ai mà giòn giã, vang xa, ngân nga mãi mãi. (8) Phép điệp cấu trúc câu: “Nước non ngàn dặm mình/ Nước non ngàn dặm tình” cất lên đầy xao xuyến chứa đựng niềm tự hào, tình yêu thương vô bờ của tác giả đối với quê hương, đất nước mến yêu. (9) Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu thương được hát lên bằng một tâm hồn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống.  (10) Có lẽ , đặt trong hoàn cảnh ra đời bài thơ khi tác giả đang ốm nặng, sắp từ giã cuộc đời khiến chúng ta bồi hồi xúc động trước tiếng hát và tấm lòng của nhà thơ. (11) Mở đầu bài thơ là âm thanh của tiếng chim chiền chiện vang ngân, trong trẻo tượng trưng cho khúc hát của đất trời đến một nốt nhạc trầm “xao xuyến” hòa vào bản hòa ca của đất nước và kết thúc bài thơ là khúc hát ngân nga tạo ấn tượng một bài ca không dứt – một bài ca yêu cuộc sống. (12) 
    – In đậm : câu phủ định .
    – Gạch chân ; thành phần tình thái .

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới