đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi ” giặc đã đến chân núi châu sơn…biến mất” câu 1:sau khi đọc chuyện thánh gióng em có suy

đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi
” giặc đã đến chân núi châu sơn…biến mất”
câu 1:sau khi đọc chuyện thánh gióng em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta ( trình bày bằng 1 đoạn văn)
Câu 2:chuyện muốn ca ngợi điều gì ? Từ điều đó em hãy rút ra bài học cho bản thân e
Câu 3:viết đoạn văn ( từ 5-7 câu) về 1 hình ảnh hay hành động của thánh gióng đã để lại ấn tướng sâu sắc nhất trong e

1 bình luận về “đọc kỹ đoạn văn và trả lời câu hỏi ” giặc đã đến chân núi châu sơn…biến mất” câu 1:sau khi đọc chuyện thánh gióng em có suy”

  1. Câu 1:
      Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em thấy rằng Gióng chính là hình ảnh của nhân dân ta, khi dân tộc gặp cơn nguy biến thì họ sẵn sàng đứng ra cứu nước, giống như Gióng, khi vua vừa kêu gọi đã đáp lời cứu nước. Chi tiết Gióng cất tiếng đầu tiên là đòi đánh giặc đã thể hiện lòng yêu nước luôn có ở sẵn trong mỗi người dân. Sau khi Gióng gặp sứ giả, ăn mấy cũng không đủ no thì nhân dân ta đã góp gạo nuôi Gióng, điều đó thể hiện tinh thần đoàn kết, sự đồng lòng của cả dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Gióng là hình tượng người anh hùng đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước, cho ý thức đánh giặc cứu nước của nhân dân ta.
    Câu 2:
      Ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.
    Câu 3:
      Truyền thuyết Thánh Gióng đem đến cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất là hành động sau khi đánh thắng giặc, Thánh Gióng cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Qua hành động này, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng bất tử hóa của người anh hùng dân tộc. Con người phi thường nên sự ra đi cũng trở nên phi thường. Thánh Gióng đã trở về với cõi bất tử. Đó chính là lòng tôn kính mà nhân dân ta dành cho một con người có công với đất nước.
    $@Yurie$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới