Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí KHÔNG SAO CHÉP MẠNG
Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí
KHÔNG SAO CHÉP MẠNG
1 bình luận về “Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí KHÔNG SAO CHÉP MẠNG”
$\text{ Bạn tham khảo nhé!!!}$
Hoàng lê nhất thống chí là tiều thuyết chương hồi của nhóm tác giả Ngô Gia văn thái thuộc dòng họ Ngô Thì. Tác phẩm đã khái quát 1 giai đoạn lịch sử vs bao biến cố dữ dội của lịch sử dân tộc suốt hơn 3 thập kỉ (cuối thế kỉ XVIII-đầu thế kỉ XIX). Tác phẩm gồm 17 hồi, mỗi hồi phản ánh 1 sự kiện. Ai đã từng đọc tác phẩm thì ko thể quên đc khí thế hào hùng của phong trào Tây Sơn được phản ánh qua hồi thứ 14. Bên cạnh lũ cướp nước hung tàn đê hèn bất tài thì Quang Trung lại được khắc họa thật đẹp là một vị vua yêu nước thương dân là một vị tướng chí dũng vẹn toàn đã làm lên chiến thắng vang dội và tiêu diệt lũ bán nước và lũ cướp nước.
Quang Trung là 1 vị hoàng đế yêu nước thương dân có trí tuệ sáng suốt và có hành động mạnh mẽ quyết đoán. Nếu như Lê Chiêu Thống sẵn sàng bán nước để cầu vinh , rước giặc Thanh vào dày xéo dân tộc thì Quang Trung lại yêu dân như con yêu nước như máu thịt. khi biết kẻ thù chiếm thành Thăng Long ông đứng ngồi không yên lòng như lửa đốt định thân chinh cầm quân đi ngay để tiêu diệt kẻ thù vào ngày 24/11/1788. Nhưng ông đã lấy được lòng người , lòng trời khi lắng nghe ý kiến của mọi người là đắp đàn tế cáo trời đất lấy niên hiệu lên ngôi vua… Xong xuôi mọi việc ông cho xuất quân vào ngày 25/12/1788 ông lấy niên hiệu là Quang Trung. Đã chứng tỏ tầm nhìn chiến lược của người anh hùng với hành động mạnh mẽ, cứu nước, cứu dân đã thể hiện được trí tuệ sáng suốt và cách nhận định tình hình đất nước nhạy bén của ông. Ngày 25/12 ở thành Phú Xuân đến ngày 29/12 đã tới Nghệ An ở đây ông cho người mời gặp Nguyễn Thiếp để hỏi về mưu lược xuất quân đợt này. Khi nghe Thiếp nới :” Chúa thượng xuất quân lần này không quá 10 ngày sẽ đuổi đc người Thanh “ ông vui như mở cờ trong bụng rồi tiếp tục cho kén lính cứ 3 xuất đinh lấy 1 người chẳng mấy chốc đã hơn 1 vạn quân tề tịu đông đủ. Ông đọc lời dụ đánh giặc cứu nước , bài dụ tuy ngắn gọn mà tình ý sâu sa thể hiện đc trí tuệ của 1 đấng minh quân vạch rõ mưu đồ của kẻ thù mục đích của việc suất quân để kích thích lòng căm hận vs giắc phương bắc. Ông òn gợi ra những tấm gương như hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng , Trần Hưng Đạo… Để mọi người noi theo đặc biệt là tính kỉ luật nghiêm minh:” Nếu ai ăn ở hai lòng vc bị phát giác sẽ chém đầu ko tha”. Lời của bài dụ có hồn phách thiêng liêng của “NAM QUỐC SƠN HÀ”, có giọng kích lệ nghiêm nghị của “HỊCH TƯỚNG SĨ”, có âm hưởng dõng dạc chứa đựng 1 niềm tin của “BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO”. Đó là trí tuệ tâm hồn của 1 tài năng hiếm có.
Vẻ đẹp của Quang Trung trong việc xét cáo bề tôi làm mọi người hết sức khâm phục và kính nể. Ở Nghệ An ông đã chỉ rõ điểm mạnh điểm yếu của từng tướng sĩ khi Sở và Lân mang gươm ra chịu tội. Riêng vs tướng Ngô Thì Nhậm thì được ông đánh giá rất cao. Từng hành động lời nói của Quang Trung ta đều thấy đc tài trí vào mưu lược từ việc suất quân dùng binh lược cho tới hoạch định phương lược tiến đánh đều làm ta khâm phục. Chưa suất quân mà dám tuyển bố ngày thắng lợi. “Hẹn ngày mùng 7 năm mới sẽ mở tiệc ăn mừng ở thành Thăng Long , các người đừng cho ta là khoác lác”. Với biết bao công việc nhưng ông vẫn đâu ra đấy, quân đội vẫn chỉnh tề, đảm bảo bí mật một cách tuyệt đối. Quân sĩ vẫn giữ sức để chiến đấu và chiến thắng. Từ việc chọn tướng cho đến từng trận đánh ông đầu tính toán rất cụ thể, tất cả đường đi nước bước ông đã bàn với các tướng đứng đầu cho nên đánh trận nào thắng trận ấy. Từ việc bắt sống lính do thám ở sông Gián rồi đến việc đánh nghi binh ở làng Hà Hồi nhất là trận đánh giáp lá cà ở đồn Ngọc Hồi. Ông cho ghép ván dàn thành trận chữ “nhất” rồi ông tính đến cả thời tiết đó cx là lý do mà kẻ thù không ngờ tới. Giống như một ván cờ đi nc nào chắc nc ấy khiến cho đối phương không kịp trở tay bỏ khí giới xin hàng, thắt cổ tự tử tìm cách chạy trốn, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…thảm cảnh mà kẻ thù phải hứng chịu là thây chất đày đồng, máu chảy thành sông, xác giặc chồng chất lên nhau làm tắc nghẽn cả dòng sông Nhị Hà… Đó là cái giá mà những kẻ gieo gió phải chút lấy và đó cũng chính là những bằng chứng thể hiện được tài năng của Quang Trung giải quyết hàng trăm nghìn công việc, trực tiếp chỉ huy quân đội mà ông vẫn ung dung tỉnh táo như thần. Kế hoạch của Quang Trung như có phép thần: “quân từ dưới đất chui lên, tướng từ trên trời rơi xuống. Tài thao lược vô song đã làm lên một chiến thắng Đống Đa bất tử để lại tên tuổi Quang Trung ngời ngời mãi mãi ngàn thu đối lập vs sự đại bại của vua tôi Lê Chiêu Thống và lũ cướp nước đê hèn nhà Thanh.
Bằng nghệ thuật viết sử, bằng thái độ trân thành, tôn trọng lịch sử và bút phát tương sử đối lập các tác giả của Hoàng Lê Nhất thống chí đã tái hiện lại giai đoạn lịch sử oai hùng qua hồi thứ 14- Quang Trung đại phá quân Thanh. Ta đã nhận ra bộ mặt của bọn phong kiến phương Bắc và sự đê hèn của vua tôi nhà Lê. Ta càng căm phẫm chúng bao nhiêu thì ta lại càng đề cao và khâm phục tài năng và tấm lòng của hoàng đế Quang Trung bấy nhiêu. Quang Trung đã trở thành một vị vua , một vị tướng , một nhà quân sử thiên tài của Đại Việt. Ông đã để lại trong lòng đọc giả hôm nay một niềm tin, một ý chí, một niềm hãnh diễn một niềm cao quý của dân tộc để sống và hành động.
1 bình luận về “Phân tích Hoàng Lê nhất thống chí KHÔNG SAO CHÉP MẠNG”