Lưu ý viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh phk có tâm Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: Anh hạ giọn

Lưu ý viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh phk có tâm
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau:
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
– Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả thèm hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào ốp là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: Đấy, bác cũng chẳng thèm người là gì?.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
– Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
-Lặng lẽ sa pa-

1 bình luận về “Lưu ý viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh phk có tâm Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích sau: Anh hạ giọn”

  1. Giải đáp:
    Trong Trường ca “Những người đi tới biển”, nhà thơ Thanh Thảo đã từng viết:
    “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
    (Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc?)
    Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
    Trong chúng ta, ai cũng có một cuộc đời riêng, một cách sống cho riêng bản thân mình. Nhưng điều quan trọng là mỗi chúng ta cống hiến được gì cho cuộc đời, cho quê hương đất nước. Với ngòi bút tinh tế, nhẹ nhàng giàu cảm xúc của mình, trong chuyến đi thực tế trên Lào Cai vào năm 1970 Nguyễn Thành Long đã xây dựng lên  hình ảnh “anh thanh niên” vô cùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”. Có lẽ nhân vật “anh thanh niên”“đứa con tinh thần” mà Nguyễn Thành long đã dồn hết bút lực và tài hoa của mình để xây dựng.
            Là một nhân vật trung tâm, anh thanh niên xuất hiện ngay từ những giây đầu tác phẩm. Ở anh hiện lên những phẩm chất vô cùng đáng quý, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ.
    Trước hết, ta thấy hiện lên trong anh là một người có lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc mà mình đang làm. Chỉ mới 27  tuổi, là một chàng trai vô cùng trẻ tuổi nhưng anh chấp nhận rời xa phố thị phồn hoa để sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn với độ cao 2600m, quanh năm làm bạn với cây cỏ và mây mù. Công việc của anh là làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Cụ thể hơn, công việc anh làm là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Anh phải làm việc trên đỉnh núi cao, không ai giám sát, thúc giục nhưng anh vẫn luôn tự giác và tận tụy với công việc mà mình đang làm. Anh không ngần ngại trước điều gì, anh luôn ghi và báo “ốp” đúng giờ. Không chỉ vậy dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt, mưa tuyết lạnh cóng người, gió lớn hay đêm tối lúc một giờ sáng anh vẫn nhiệt huyết với công việc mình đang làm. Phải là một người hết lòng say mê với công việc, dồn hết tâm huyết với nghề thì anh mới tạo ra được nhiều chiến công đến vậy. Nhờ kịp thời phát hiện ra đám mây khô mà chiến thắng của không quân ta trên bầu trời Hàm Rồng đã thành công rực rỡ. Thật vui sướng và hạnh phúc biết bao khi chúng ta được làm công việc mình yêu thích, được tỉ mẩn nghiên cứu, sáng tạo trong công việc của mình. Và anh thanh niên là một người như vậy, anh yêu công việc của mình một cách say sưa. Đối với anh “khi làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”.Anh nhận thức rất rõ về công việc mà mình đang làm, trong lời tâm sự với ông họa sĩ anh nói “…công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Với lời kể, tâm sự chân thành ta có thể khẳng định anh thanh niên là một người say mê, nhiệt huyết và tận tâm với công việc mình đã chọn.
    Anh thanh niên còn là một người có tinh thần trách nhiệm vô cùng cao và anh luôn ý thức được “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?.Tuy còn trẻ nhưng dường như anh lại vô cùng trải đời. Anh biết rõ mình muốn gì, cần gì và định hướng được cách sống cho bản thân.
    Nếu là bạn, khi sống trong một hoàn cảnh cô đơn, khắc nghiệt đến như vậy liệu bạn có cảm thấy buồn không? Câu trả lời chắc chắn là có, vì giao tiếp là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Và anh thanh niên cũng vậy, anh cũng có những khao khát và nhu cầu riêng cho bản thân mình. Ở anh ta thấy một lòng yêu mến còn người, “thèm người” đến lạ. Vì sống trong một hoàn cảnh đặc biệt như thế, luôn đối mặt với sự cô đơn, vắng vẻ nên trong anh luôn có khát khao được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Anh cô đơn đến mức phải chặt cây chắn ngang đường để xe khách dừng lại để anh có cơ hội trò chuyện với mọi người. Anh chính là “một người cô độc nhất thế gian”“sự thèm người” trong anh luôn luôn cháy bỏng. Khi tâm sự với bác tài xế xe khách, anh đã khẳng định: “Còn người thì ai chả “thèm” hở bác?”. Qua đó cho ta thấy được niềm đam mê, ước muốn được trò chuyện đến mức cháy bỏng của anh thanh niên.
    Mặc dù sống với sự cô đơn và khao khát “người”nhưng anh là người biết tạo cho mình một cuộc sống văn minh và thơ mộng. Đặc biệt anh là một người vô cùng yêu sách. Cuộc sống của anh thu gọn lại với “một chiếc giường con, một chiếc bàn học và một giá sách”. Khi được bác lái xe đưa cho gói sách, anh “mừng quýnh” như bắt được vàng. Anh yêu sách và coi nó như một người bạn để trò chuyện, tâm tình “Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ”. Đối với anh, sách có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Sách chính là cầu nối khiến cho tâm hồn anh trở nên phong phú, giúp anh mở rộng tầm hiểu biết ra thế giới bên ngoài và sách từ lâu đã trở thành người bạn không thể thiếu đối với anh thanh niên.
    Chỉ xuất hiện với thời gian năm phút ngắn ngủi nhưng ấn tượng anh thanh niên để lại trong lòng bạn đọc sẽ không bao giờ phai mờ. Ở anh hội tụ tất cả những vẻ đẹp của tuổi trẻ: say mê, nhiệt huyết, yêu đời, yêu công việc. Nguyễn Thành Long đã vô cùng khéo léo khi xây dựng tình huống truyện hợp lý về cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; câu chuyện được kể ra một cách tự nhiên, ngôn ngữ giản dị đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của câu chuyện.
    Anh thanh niên chính là đại diện cho hình tượng người lao động trong xã hội mới, sống, chiến đấu hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Anh chính là một tấm gương sáng ngời cho vẻ đẹp người thanh niên Việt Nam nói chung. Qua đó, tác giả muốn nhắn nhủ tới bạn đọc: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.”
          Câu chuyện về anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” đã khép lại nhưng ý nghĩa nó để lại gợi cho ta nhiều liên tưởng về hình ảnh thế hệ trẻ. Nổi bật lên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vô cùng ác liệt, cũng giống như anh thanh niên, hình ảnh nhân vật “Nguyệt” trong “Mảnh trăng cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu càng tô đậm thêm vẻ đẹp của những người trẻ, hết mình vì công việc.
    Mở đầu tác phẩm, Nguyệt xuất hiện trong khung cảnh hết sức đặc biệt, đó là cảnh núi rừng, cảnh mưa bom bão đạn…..Nguyệt hiện lên là một cô gái xinh đẹp, dáng người cao, giọng trong trẻo, đôi mắt đen lánh sâu thẳm và mái tóc dày. Nguyệt như đối lập với khung cảnh xuất hiện, một bên là con đường ra trận đầy hiểm nguy, một bên là hình ảnh cô thanh niên trẻ trung, gan dạ. Nguyễn Minh Châu đã miêu tả Nguyệt vô cùng chi tiết đôi gót chân hồng, đôi dép cao su sạch sẽ, quần lụa chấm mắt cá”. Dường như, Nguyễn Minh Châu tô đậm vẻ đẹp Nguyệt trong hiện thực tàn khốc để làm nổi bật phẩm chất cao quý của người lính. Có lẽ bom đạn đối với Nguyệt chẳng hề gì. Không có gì mạnh bằng sức chiến đấu, nhiệt huyết của tuổi trẻ trong Nguyệt.
    Nguyệt hiện lên với những phẩm chất đáng quý, với sự gan dạ, dũng cảm và đức hy sinh. Đối mặt với bom đạn ngoài chiến trường nhưng Nguyệt không hề run sợ mà vô cùng quả cảm. Sáng ngời trong mưa bom bão đạn, Nguyệt chính là một người lính can trường, với sự dày dặn kinh nghiệm của mình Nguyệt đã dẫn đường cho Lãm để vượt qua nguy hiểm.
    Địch quây tròn trên đầu như xay lúa, rất thấp, thả pháo sáng và bắn hai mươi ly. Mặc, tôi cứ chạy, và Nguyệt cứ nói rành rọt như người đếm bên cạnh:
    – “Anh ngoặt sang trái… Trước mặt có hố bom đấy… Chuẩn bị, sắp lên một cái dốc có “cua”…”
    Qua một quãng khó đi và tối quá, Nguyệt nhảy xuống đi dò trước. Tôi cứ nhằm cái bóng trắng nhờ nhờ của Nguyệt trước mặt mà lái theo.
    Nguyệt đã được miêu tả qua nhiều chi tiết từ phát hiện ra trăng không phải pháo sáng; hiểu quy luật hoạt động của máy bay, sự táo bạo thông minh hoa tiêu cho xe Lãm vượt hố bom; rồi dũng cảm che chắn cho đồng đội lúc bom rơi, lao ra cứu xe…”. Dù cho có bị thương nhưng đối với Nguyệt điều đó không hề gì Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ xước ngoài da thôi. Từ giờ tới sáng em có thể lên đến tận trời được”. Việc Nguyệt đi vào nguy hiểm để giúp Lãm lúc đấy là một người đồng đội không quen biết hoàn thành nhiệm vụ, tiếp tục đi tiếp trên quãng đường của giao hàng của mình thể hiện sự dũng cảm, sự hết mình vì đất nước, vì dân tộc. Thể  hiện sự quyết tâm, sự đồng lòng của nhân dân vượt qua cuộc chiến tranh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Thể hiện khát vọng hoà bình, khát vọng độc lập dân tộc không phải của bất cứ ai không phải của riêng Nguyệt và Lãm mà là khát vọng của toàn dân tộc. Từ trong câu chuyện của Nguyệt chúng ta có thể thấy được khó khăn của chiến tranh. Chúng ta có thể thấy được sự đồng lòng, sự lạc quan của những người lính trẻ. Luôn hết mình vì đất nước. Chúng ta có thể thấy được những năm tháng khó khăn khi đất nước vướng phải những cuộc chiến tranh dài.
            Như vậy, một lần nữa ta có thể khẳng định về sức mạnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ ác liệt Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Chỉ với đoạn văn ngắn, Nguyễn Thành Long đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên. Cốt truyện đơn giản nhưng gợi nhiều ý nghĩa, kết hợp cùng nghệ thuật xây dựng nhân vật với những cảm nhận trực tiếp, miêu tả tinh tế đã làm nổi bật hình ảnh nhân vật và chủ đề của tác phẩm. Từ đó gợi cho ta về ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
    Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt ><

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới