Cho đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một

Cho đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: -Sớm mai này, bà nhóm bếp lửa lên chưa?..
a. Trong đoạn thơ trên những câu thơ nào sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ? Nêu ý nghĩa hình
ảnh ấy
b. Tác dụng của biện pháp ẩn dụ trong đoạn thơ trên

2 bình luận về “Cho đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một”

  1. a, Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ Ẩn dụ :
    @ Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
    => Trong lòng bà luôn có ngọn lửa yêu thương . Bà là người giàu tình yêu thương , tình yêu ấy cũng ấm áp như ngọn lửa . Bà đã yêu thương , bao bọc , che chở cho cháu trong suốt những năm tháng cháu sống bên bà . Đó cũng chính là tình yêu gia đình của một người mẹ . 
    @ Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
    => Trong con người bà luôn có một ngọn lửa cháy không bao giờ tắt , đó chính là ” một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng ” . Bà là người luôn vững tin vào cuộc sống . Dù cuộc sống có khó khăn trong cảnh đói mòn đói mỏi hay năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi thì bà vẫn là điểm tựa , là chỗ dựa cho cháu và là hậu phương vững chắc cho người đi xa .
    @ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
    => Cụm từ ” Biết mấy nắng mưa ” là hình ảnh ẩn dụ . Gợi nhắc về một cuộc sống vất vả , lam lũ , cơ cực của bà . Bà tần tảo chịu thương chịu khó trong suốt cuộc đời . Bà gánh vác mọi việc gia đình trong suốt tháng năm cuộc sống . Đây cũng là hình ảnh tiêu biểu cho Phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất cao quý : chịu thương , chịu khó , giàu tình yêu thương và đức hy sinh .
    @ ” Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi ” và ” Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui “
    => Bà nhóm lên trong cháu ngọn lửa sống yêu thương và sẻ chia trong những năm tháng quê hương sống trong cảnh đói mòn đói mỏi hay cảnh làng quê cháy tàn cháy rụi . Bà đã truyền cho cháu hơi ấm tình người để cháu biết sẻ chia với mọi người xung quanh để cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống .
    @ Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
    => Bà đã khơi lên cho cháu tuổi thơ cháu biết ước mơ , biết khát vọng để rồi cháu có được một tương lai tốt đẹp .
    b, Tác dụng của biện pháp ẩn dụ : Làm cho câu văn giàu cảm xúc . Hình ảnh ẩn dụ cũng cho ta thấy được những khó khăn và lam lũ trong cuộc đời bà , dù gặp khó khăn sóng gió nhưng bà vẫn có niềm tin vào cuộc sống . Bà còn nhóm lên cho cháu biết sẻ chia , đoàn kết , gắn bó và đặc biệt , bà còn khơi lên trong cháu biết ước mơ để được cuộc sống như ngày hôm nay . Chính vì thế , tác giả đã thể hiện sự ngưỡng mộ và tự hào , bộc lộ tình yêu thương , quý trọng bà mình qua những vần thơ dạt dào cảm xúc .

    Trả lời
  2. – Hình ảnh ” bếp lửa ” : mang tính cụ thể , đó là bếp lửa được bà nhóm lên mỗi sáng mỗi chiều, bếp lửa là hình ảnh của cuộc sống thực đầy vất vả nhọc nhằn của hai bà cháu.
    – Hình ảnh ” ngọn lửa ” : mang tính khái quát, đó là ngọn lửa của tấm lòng ấm áp, của tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin, niềm li vọng vào tương lai của cuộc kháng chiến
    – Tác giả dùng ” ngọn lửa ” ở hai câu cuối mà không nhắc lại từ ” bếp lửa ” là một sự sáng tạo và phát triển hình tượng thơ. Hình ảnh bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh người bà. Như vậy từ ngọn lửa của bà cháu đã hiểu ra rằng : bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Hình ảnh bếp lửa thiêng liêng kì lạ đã được đẩy lên một mức, người cháu nhận ra một điều sâu sắc. Bếp lửa được bà nhóm lên không chỉ bằng nhiên liệu bên ngoài mà còn được nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà, ngọn lửa của tình yêu thương, sự sống, niềm tin thắp lên trong lòng cháu mỗi khi nhớ về bà là nhớ về cội nguồn, gia đình, quê hương , dân tộc.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới