Câu 1: So sánh là gì? Có những kiểu so sánh nào? Xác định phép so sánh trong khổ thơ sau và nói rõ kiểu so sánh? a) Anh

Câu 1: So sánh là gì? Có những kiểu so sánh nào? Xác định phép so sánh trong khổ thơ sau và nói rõ kiểu so sánh?
a) Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bòng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
b) ” Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy”
c) Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trong nhiều bề
Trông trời trông đất trong mây
Trông mưa trong nắng trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đã mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.

2 bình luận về “Câu 1: So sánh là gì? Có những kiểu so sánh nào? Xác định phép so sánh trong khổ thơ sau và nói rõ kiểu so sánh? a) Anh”

  1. Câu bb 1 
    – So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
    – Có hai kiểu so sánh:
    + So sánh ngang bằng (Như)
    + So sánh không ngang bằng (Hơn)
    *** Xác định phép so sánh trong khổ thơ sau và nói rõ kiểu so sánh?
    Trả lời:
    a)
    Phép so sánh:
    + Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng
    Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng 
    + Ấm hơn ngọn lửa hồng.
    Kiểu so sánh: So sánh không ngang bằng (Từ hơn được bôi đen trong câu)
    b) 
    Phép so sánh:
    + Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.
    Kiểu so sánh: So sánh ngang bằng (Từ như được bôi đen trong câu)
    c) Không xác định được phép so sánh trong khổ thơ.
    #KhonShu

    Trả lời
  2. Hiểu sự vật, sự việc, hiện tượng này với các sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng thêm sự lôi cuốn, gợi cảm, gợi hình cho biểu đạt.
    Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon.
    Đối với câu thơ trênphép so sánhđược sử dụng là trẻ em như búp trên cành. So sánh trẻ em non nớt và cần có sự bao bọc, chăm sóc như búp trên cành vậy.
    Cấu tạo phép so sánh
    Tôi sẽ lấy một ví dụ để phân tích rõ cấu tạo phép so sánh, giúp các bạn có cái nhìn trực quan nhất.
    Ví dụ: Người đẹp như hoa
    – Ta chia câu trên thành 2 vế, vế A là từ “ người” là sự vật được so sánh.
    –Vế B là “ hoa” sự vật so sánh.
    –Từ ngữ so sánh là từ “ như”.
    –Từ chỉ phương diện so sánh là từ” đẹp”
    Vậy một phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần chính gồm:
    –Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.
    –Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.
    –Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
    –Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh.
    Có thể dùng dấu 2 chấm để thay thế cho từ ngữ chỉ ý so sánh

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới