Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trọng đoạn trích sau: a, Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lú

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trọng đoạn trích sau:
a, Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng lên mùa vàng
Một người đâu phải nhân gian?
Sống chăng một đốm lửa hồng mà thôi
b, Hôm nay trời nóng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gj em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
c, Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiếu đông gờn gợn
Hương bay gần bay xa…
d. Mai sau
Mau sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
e, Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng
Lượm ơi còn nhớ Không?
g, Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trông gió se
Sương chùng chính qua ngõ
Hình như thu đã về?
( Ko nêu lại lý thuyết)

2 bình luận về “Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được dùng trọng đoạn trích sau: a, Một ngôi sao chẳng sáng đêm Một thân lú”

  1. a) 
    => Biện pháp tu từ: Điệp ngữ (một)
    -> Vì từ 1 được lập lại nhiều lần.
    -> Tác dụng: Nhấn mạnh sự việc một cách rõ nét, phong phú hơn.
    b) 
    => Biện pháp tu từ: So sánh ( Trời nóng như nung)
    -> Tác dụng: Giúp sự việc phong phú hơn, tạo cho người đọc cảm giác thân quen, quen thuộc.
    c).
    => Biện pháp tu từ: Nhân hóa.( ôm)
    -> Vì ôm chỉ hành động của ocn người.
    => Giúp sự việc được nhân hóa lên.
    d.)
    => Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu (Mai sau)
    -> Tác dụng: Nhấn mạnh sự việc bằng nhiều từ.
    e).
    => Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ
    g).
    => Biện pháp tu từ: Nhân hóa.
    => Giúp sự việc phong phú hơn.
    $#nguyenxuanbachmt123$

    Trả lời
  2. a. Điệp từ “một” nhấn mạnh sự lẻ loi, cô độc của các sự vật và con người. Nếu chúng chỉ tồn tại ở trạng thái đơn lẻ, sự tồn tại của chúng không mang ý nghĩa gì cả, sẽ trở nên vô dụng
    b. Biện pháp so sánh “nóng như nung” nhấn mạnh sự khắc nghiệt của thời tiết mùa hè. Trong thời tiết ấy, mẹ vẫn phải đi cấy, lao động cả một ngày dài. Qua đó, bày tỏ tình yêu thương của con đối với người mẹ, lo lắng quan tâm cho mẹ
    c. Biện pháp nhân hóa “ôm” giúp diễn tả rừng mơ cũng có hành động, tình cảm như con người. Đó là hành động thể hiện sự thân mật, yêu thương giữa rừng mơ và núi. Sử dụng biện pháp tu từ khiến cho việc diễn đạt sinh động, hấp dẫn hơn.
    d. Điệp ngữ “mai sau” và “xanh” nhấn mạnh sự tồn tại lâu bền và màu xanh vĩnh cửu, bất khuất của cây tre. Dù trải qua bao nhiêu thời gian, tre vẫn tồn tại cùng con người. Chỉ cần còn đất còn người, cây tre vẫn mãi xanh một màu xanh quen thuộc, tức là khẳng định sức sống bất diệt
    e. Câu hỏi tu từ “Lượm ơi còn không?” như nốt lặng trong lòng tác giả và tạo hiệu quả diễn đạt cho bài thơ. Cái chết của Lượm đến quá nhanh và tất cả như sững sờ không tin được vào hy sinh ấy. Cách sử dụng BPTT thể hiện tâm trạng đầy đau đớn của nhà thơ.
    g. Biện pháp nhân hóa: “sương chùng chình”. Làn sương cũng có hành động như con người, chùng chình, chậm chạp đi ngang ngõ, báo hiệu một mùa thu đã về. Cách diễn đạt làm cho hình ảnh thơ trở nên sinh động, tràn ngập màu sắc cuộc sống con người.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới