1 bình luận về “Tóm tắt chương 1 của truyện cảm ơn người lớn”
Nếu bạn vẫn còn vương vấn câu chuyện của nhóm bạn cu Mùi, cái Tủn, Tí sún và Hải cò hay câu nói viral “Buồn ơi là sầu!” sau khi xếp cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” lại thì đừng bỏ lỡ “Cảm ơn người lớn” – phần hai được bác Ánh kể tiếp hấp dẫn và thú vị không kém. Là khi nhóm bạn tuổi thơ gặp mặt nhau sau khi tất cả đã là người lớn, thậm chí là “lớn hơn cả những người lớn”. Một trong những điểm mà mình yêu thích ở các tác phẩm của bác Ánh là cách miêu tả không gian rất sinh động, sử dụng từ ngữ thân thuộc, gần gũi và giản dị. Những lời thoại của nhân vật cũng vô cùng tự nhiên, thể hiện đúng sự hồn nhiên và tinh nghịch trẻ thơ của những cô bé, cậu bé với những ước mơ nhỏ nhoi, đơn giản. Ví dụ như muốn tự mình bay trên bầu trời như chim, bốn cô cậu nghĩ thế là rủ nhau làm thật, chim bay được nhờ cánh, vậy thì cùng nhau làm cánh, hậu quả sau chuyến bay là Hải cò xuất viện với cánh tay trắng toát vì bó bột. Đến khi nhóm bạn gặp nhau và hồi tưởng lại ông Hải cò phải thốt lên đầy hậm hực rằng: “Tao mà gặp lại thằng Hải cò ngày xưa tao sẽ xáng cho nó một bạt tai vì cái tội chơi ngu!” Ước mơ của người lớn chắc hẳn là phải kiếm được tiền. Cũng chính vì vậy mà người lớn cho rằng những việc làm của trẻ con là vớ vẩn, không phải việc “đại sự” hay làm nên trò trống gì. Cu Mùi, Hải cò, Tí sún và Tủn ở lứa tuổi đó thì lại không nghĩ thế. Bắt đầu từ năng khiếu vẽ tranh của cái Tủn rồi tài năng văn chương hoa lá của cu Mùi, cả bốn đã cùng nhau tạo nên một cuốn truyện tranh nổi tiếng khắp lớp, trường và kiếm được những đồng tiền đầu tiên trong cuộc đời. Tưởng chừng như quyển sách chỉ kể tiếp câu chuyện về nhóm bạn cu Mùi nhưng mình vẫn nhận thấy được những triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc từ những chi tiết, những câu chuyện nhỏ. Đọc những dòng suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhân vật “tôi” hay của chính tác giả, chúng ta sẽ thấy thấm thía, không phải theo cách nặng nề mà vô cùng nhẹ nhàng, dí dỏm bởi người lớn chúng ta cũng ĐÃ TỪNG hồn nhiên và ngây thơ như thế. “Trẻ con tìm thấy tất cả ở nơi chẳng có gì còn người lớn chẳng tìm được gì trong tất cả”.
Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa từng là người lớn. Tuy nhiên, trong câu chuyện ngoài bốn nhân vật chính cu Mùi, cái Tủn, Tí sún và Hải cò thì bác Ánh còn kể về những “người lớn dễ thương”, “Thỉnh thoảng có những người lớn dễ thương. Người lớn dễ thương thỉnh thoảng nghĩ ra những trò chơi dễ thương.” Mẩu chuyện nhỏ về người lớn dễ thương mình thích nhất ở đây là về ba mẹ của cái Lý, nhà nó là một tiệm tạp hóa nhỏ, bán nước mắm lẻ, cạnh cái muỗng ống trúc đong nước mắm cho khách, mẹ nó có treo cái bảng các-tông chi chít tên người và con số – đó là sổ ghi nợ khi hàng xóm mua thiếu. Rồi một ngày mẹ con Lý rượt ba nó vì cái tội xóa sạch tấm bảng ấy. Điều đáng nói là mẹ nó rượt ba nó chạy lòng vòng chứ không đánh cái nào hết, còn ba nó thì co giò chạy mà vẫn cười hì hì, cứ vài ba bữa là lại xóa sạch tấm bảng. Lý do là ba nó thương hàng xóm xung quanh mình, ai cũng nghèo, cũng khổ, nên lâu lâu ba nó xóa bớt nợ. Chắc hắn các bạn ai cũng thắc mắc: “Vậy tại sao mẹ con Lý không ghi nợ chỗ khác rồi cất đi?” Đơn giản vì mẹ nó cũng là một “người lớn dễ thương”.
Gấp lại cuốn sách, lòng mình vui lâng lâng nhưng cũng man mác buồn, nhận ra bản thân mình cũng từng như cu Mùi, cái Tủn. Cuốn sách như một trạm dừng chân giúp chúng ta có thể ngoái đầu nhìn lại tuổi thơ một lần nữa khi “Chiếc vé đi tuổi thơ” hết rồi. “Ở một nơi nào đấy xa xôi Có thành phố, ngày xưa, có thành phố Nơi rất ấm, tuổi thơ ta ở đó Từ rất lâu, đã từ lâu, trôi qua… … Ở thành phố Tuổi Thơ – bài ca ngày nhỏ Chúng tôi hát – Xin cám ơn điều đó! Nhưng chúng tôi không trở lại, Đừng chờ! Trái Đất nhiều đường. Từ thành phố Tuổi Thơ, Chúng tôi lớn, đi xa… (trích thơ của Robert Rojdesvensky)
–Thu Hồng Hoàng
“Có hạt khô nằm chết Bên bờ rào chênh vênh Ngày hôm sau chỗ ấy Chắc là hoa mọc lên
Có buổi chiều nằm chết Trên đồi thông cỏ dày Chắc hôm sau chỗ ấy Mọc lên một sớm mai”
Một trong những điểm mà mình yêu thích ở các tác phẩm của bác Ánh là cách miêu tả không gian rất sinh động, sử dụng từ ngữ thân thuộc, gần gũi và giản dị. Những lời thoại của nhân vật cũng vô cùng tự nhiên, thể hiện đúng sự hồn nhiên và tinh nghịch trẻ thơ của những cô bé, cậu bé với những ước mơ nhỏ nhoi, đơn giản. Ví dụ như muốn tự mình bay trên bầu trời như chim, bốn cô cậu nghĩ thế là rủ nhau làm thật, chim bay được nhờ cánh, vậy thì cùng nhau làm cánh, hậu quả sau chuyến bay là Hải cò xuất viện với cánh tay trắng toát vì bó bột. Đến khi nhóm bạn gặp nhau và hồi tưởng lại ông Hải cò phải thốt lên đầy hậm hực rằng: “Tao mà gặp lại thằng Hải cò ngày xưa tao sẽ xáng cho nó một bạt tai vì cái tội chơi ngu!”
Ước mơ của người lớn chắc hẳn là phải kiếm được tiền. Cũng chính vì vậy mà người lớn cho rằng những việc làm của trẻ con là vớ vẩn, không phải việc “đại sự” hay làm nên trò trống gì. Cu Mùi, Hải cò, Tí sún và Tủn ở lứa tuổi đó thì lại không nghĩ thế. Bắt đầu từ năng khiếu vẽ tranh của cái Tủn rồi tài năng văn chương hoa lá của cu Mùi, cả bốn đã cùng nhau tạo nên một cuốn truyện tranh nổi tiếng khắp lớp, trường và kiếm được những đồng tiền đầu tiên trong cuộc đời.
Tưởng chừng như quyển sách chỉ kể tiếp câu chuyện về nhóm bạn cu Mùi nhưng mình vẫn nhận thấy được những triết lí, chiêm nghiệm sâu sắc từ những chi tiết, những câu chuyện nhỏ. Đọc những dòng suy nghĩ, chiêm nghiệm của nhân vật “tôi” hay của chính tác giả, chúng ta sẽ thấy thấm thía, không phải theo cách nặng nề mà vô cùng nhẹ nhàng, dí dỏm bởi người lớn chúng ta cũng ĐÃ TỪNG hồn nhiên và ngây thơ như thế. “Trẻ con tìm thấy tất cả ở nơi chẳng có gì còn người lớn chẳng tìm được gì trong tất cả”.
Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa từng là người lớn. Tuy nhiên, trong câu chuyện ngoài bốn nhân vật chính cu Mùi, cái Tủn, Tí sún và Hải cò thì bác Ánh còn kể về những “người lớn dễ thương”, “Thỉnh thoảng có những người lớn dễ thương. Người lớn dễ thương thỉnh thoảng nghĩ ra những trò chơi dễ thương.” Mẩu chuyện nhỏ về người lớn dễ thương mình thích nhất ở đây là về ba mẹ của cái Lý, nhà nó là một tiệm tạp hóa nhỏ, bán nước mắm lẻ, cạnh cái muỗng ống trúc đong nước mắm cho khách, mẹ nó có treo cái bảng các-tông chi chít tên người và con số – đó là sổ ghi nợ khi hàng xóm mua thiếu. Rồi một ngày mẹ con Lý rượt ba nó vì cái tội xóa sạch tấm bảng ấy. Điều đáng nói là mẹ nó rượt ba nó chạy lòng vòng chứ không đánh cái nào hết, còn ba nó thì co giò chạy mà vẫn cười hì hì, cứ vài ba bữa là lại xóa sạch tấm bảng. Lý do là ba nó thương hàng xóm xung quanh mình, ai cũng nghèo, cũng khổ, nên lâu lâu ba nó xóa bớt nợ. Chắc hắn các bạn ai cũng thắc mắc: “Vậy tại sao mẹ con Lý không ghi nợ chỗ khác rồi cất đi?” Đơn giản vì mẹ nó cũng là một “người lớn dễ thương”.
Gấp lại cuốn sách, lòng mình vui lâng lâng nhưng cũng man mác buồn, nhận ra bản thân mình cũng từng như cu Mùi, cái Tủn. Cuốn sách như một trạm dừng chân giúp chúng ta có thể ngoái đầu nhìn lại tuổi thơ một lần nữa khi “Chiếc vé đi tuổi thơ” hết rồi.
“Ở một nơi nào đấy xa xôi
Có thành phố,
ngày xưa,
có thành phố
Nơi rất ấm, tuổi thơ ta ở đó
Từ rất lâu,
đã từ lâu,
trôi qua…
…
Ở thành phố Tuổi Thơ –
bài ca ngày nhỏ
Chúng tôi hát –
Xin cám ơn điều đó!
Nhưng chúng tôi không trở lại,
Đừng chờ!
Trái Đất nhiều đường.
Từ thành phố Tuổi Thơ,
Chúng tôi lớn,
đi xa…
(trích thơ của Robert Rojdesvensky)
Bên bờ rào chênh vênh
Ngày hôm sau chỗ ấy
Chắc là hoa mọc lên
Trên đồi thông cỏ dày
Chắc hôm sau chỗ ấy
Mọc lên một sớm mai”