Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi đ

Phần I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Ngữ văn 7, tập 2 NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép liệt kê trong câu văn: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
Câu 3. Cho biết câu: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng để thấy được rút gọn thành phần nào?
Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Phần II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: Từ nội dung phần Đọc hiểu viết đoạn văn (7-8 câu) nêu suy nghĩ về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay.

2 bình luận về “Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi đ”

  1. Câu 1: 
    – Đoạn trích trên được trích trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh.
    – Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là nghị luận.
    Câu 2: 
    – Phép liệt kê: giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo.
    – Tác dụng: 
    + Tạo ra cách diễn đạt uyển chuyển, nhịp nhàng.
    + Nhấn mạnh, khẳng định bổn phận của mọi người để thể hiện tinh thần yêu nước.
    + Tăng nhạc điệu, nhạc tính cho câu văn.
    Câu 3: Rút gọn thành phần chủ ngữ.
    Câu 4: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta cũng như các vật quý khác. Nó cũng được người dân tôn trọng và giữ gìn từ xưa cho đến thời nay. Trách nhiệm của mỗi công dân là làm cho trách nhiệm ấy ngày càng được mọi người thể hiện qua hành động, cử chỉ . Và điều này là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi người công dân.
    Phần Làm Văn
    Câu 1: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều giá trị đã bị thay đổi, nhưng tinh thần yêu nước của nhân dân ta thì vẫn nồng nàn và mãnh liệt như thế. Người Việt Nam luôn cố gắng thực hiện tất cả các nhiệm vụ của mình. đã có rất nhiều thanh niên tình nguyện đi tham gia nhập ngũ khi còn rất trẻ. Không chỉ vậy, cũng có nhiều thanh niên đã tích cực tham gia vào những hoạt động của làng xóm, bảo vệ môi trường và chống các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, thế giới này nếu đã có người tốt thì chắc chắn sẽ có người xấu. Điều đó thể hiện rõ ràng qua những lần chủ quyền biển đảo của nước ta bị xâm phạm trên mạng internet. Tất cả mọi người đều đứng lên, trao tiếng nói của mình để bảo vệ quyền lãnh thổ. Mọi người đều đồng lòng, đoàn kết vì tổ quốc Việt Nam thân yêu. Đó chính là minh chứng rõ nhất của tinh thần yêu nước trong mỗi người dân ta.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT!

    Trả lời
  2. Phần bb I
    Câu 1
    – Đoạn văn trên được trích trong văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
    – Tác giả: Hồ Chí Minh
    – Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: Nghị luận
    Câu 2
    – Phép liệt kê: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo; công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
    – Tác dụng: Khẳng định sự quan tâm, vai trò của tinh thần yêu nước nhân dân.
    Câu 3
    – Câu: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng để thấy” được rút gọn thành phần chủ ngữ.
    Câu 4
    Nội dung chính: Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi lại cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm nhưng ta phải biết đưa tinh thần ấy vào công cuộc kháng chiến.
    Phần bb I bb I
    – Phần này bạn tìm và tham khảo trên Internet (Mạng) nhé, mình sợ bị nghi ngờ chép mạng ấy ạ.
    -> Xin cảm ơn
    #KhonShu

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới