chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn

chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn chứng bài văn phải mạch lạc!!!!!!

1 bình luận về “chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:1 cây làm chẳng nên non,ba cây chụm lại nên hòn núi cao.Lưu ý phải đầy đủ lí lẽ,dẫn”

  1.      Một cọng rơm không thể cháy sáng nhưng nhiều cọng rơm hợp lại sẽ tạo thành một bó đuốc rực cháy. Cũng như vậy, 1 người không thể tự mình làm hết mọi việc mà phải đoàn kết với nhau mới có thể làm nên việc lớn. Để lưu truyền đến ngàn đời sau bài học về tinh thần đoàn kết, cha ông ta có câu: 
                                                              Một cây làm chẳng nên non
                                                           Ba cây chụm lại nên hòn núi cao  
        Câu tục ngữ mượn hình ảnh mang tính biểu tượng để khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết trong cuộc sống. Một cây không thể làm nên non, nên núi nhưng ba cây tượng trưng cho nhiều cây sẽ làm nên núi, thậm chí là núi cao. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở chuyện cây, chuyện núi thì câu tục ngữ không có sức sống lâu bền đến vậy. “Một cây” là hình ảnh chỉ một cá nhân đơn độc. “Ba cây” là hình ảnh chỉ một tập thể mạnh mẽ. ” Chụm lại” là hành động biểu thị sự đồng tâm, nhất trí, đoàn kết. Tóm lại, câu tục ngữ đã nêu lên 1 lời khuyên: 1 cá nhân đơn lẻ thì khó có thể làm nên việc lớn. Muốn làm nên việc lớn, đòi hỏi mọi người phải đoàn kết, hợp sức lại với nhau. Đó là bài học quý báu về tinh thần đoàn kết sẽ làm nên sức mạnh, tạo nên thành công.
        Lời răn dạy được gửi gắm qua câu tục ngữ là hoàn toàn đúng đắn. Trong lịch sử đã có biết bao bằng chứng chứng tỏ rằng tinh thần đoàn kết có thể tạo nên sức mạnh. Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết đoàn kết để chinh phục thiên nhiên, mở rộng bờ cõi đất nước. Bằng những công cụ thô sơ, người Việt Nam đã biết bạt rừng, lấn biển để tạo nên những cánh đồng màu mỡ hay lập nên những mảng đất mới cho người dân như huyện Tiền Hải ở tỉnh Thái Bình, huyện Kim Sơn ở tỉnh Ninh Bình,… Những công việc ấy dòi hỏi phải có tinh thần đoàn kết, hợp sức của nhiều người mới làm nên thành quả. Hay con đê sông Hồng sừng sững như bức tường ngăn lũ, bảo vệ mùa màng là  biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết của người dân Việt Nam qua hàng ngàn năm lao động để chiến thắng thiên tai, để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 
         Không chỉ vậy, trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc cũng vậy, đoàn kết đã tạo nên sức mạnh để chiến thắng giặc ngoại xâm. Lịch sử 1000 năm Bắc thuộc đã chúng minh tinh thần đoàn kết, nhân dân ta luôn đứng dậy khởi nghĩa dành độc lập tiêu biểu như các cuộc khởi nghĩa Bà TRưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,….. Hay các cuộc kháng chiến bảo vệ nền đọc lập dân tộc của các triều đại nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê,…. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ trong hội nghị Diên Hồng, khi được hỏi về ý kiến trước họa xâm lắng của đất nước thì các bô lão đã đồng thanh hô ” quyết chiến”. Rồi các tướng sĩ đều khắc vào tay hai chữ “Sát Thát” để biểu thị tinh thần chống giặc Nguyên- Mông. Đó chẳng phải là biểu hiện của tinh thần đoàn kết hay sao. Và chính điều đó đã giúp chúng ta chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược. Không những thế, trong thế kỉ XX, những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với vũ khí thô sơ, hàng triệu người dân Việt Nam đã đoàn kết thực hiên lời kêu gọi của Bác: “Bất kì đàn ông hay đàn bà, người già hay người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp”. Chính vì thế mà dân tộc đã viết lên bản hùng ca lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đó là chiến thắng Điện Biên Phủ. Giai đoạn chống đế quốc Mĩ, nhờ chủ trương đoàn kết của Đảng, ta đã tập hợp được đồng đảo người dân từ Bắc vào Nam, cùng đông lòng chống Mĩ cho nên mới có ngày toàn thắng để thống nhất đất nước.
         Bên cạnh đó, đoàn kết không chỉ đem đến thành công trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn mang lại những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước, vượt qua những khó khăn. Ngày nay, trên con đường phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu nước mạnh”, hàng triệu con người Việt nam đã quyết chí, góp sức để cùng nhau xây dựng đất nước. Hầu như địa phương nào cũng có những thành tựu biểu thị cho sức mạnh đoàn kết như Thủy Điện Hòa Bình,đường hầm xuyên qua đèo, công trình tàu điện,…. Mỗi công trình đều là kết quả của sự sáng tạo và tinh thần đoàn kết. Đối với một quốc gia, đoàn kết còn gắn liền với tấm lòng tương thân tương ái. Đại dịch Covid-19 xảy ra khiến cho thế giới phải gánh chịu nhiều đau thương, trong đó có cả Việt Nam. Toàn thể người dân đã đoàn kết thực hiện các quy định về phòng chống dịch, ủng hộ những người ở tuyến đầu, những người gặp khó khăn trong đại dịch như những cây ATM gạo, sự đống góp về vật tư y tế,.. Như vậy, tinh thần đoàn kết chính là suối nguồn của tinh thần yêu thương giúp chúng ta vượt qua những trắc trở hay những sóng gió của cuộc đời. 
         Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn bộ phận nào đó còn mang trong mình lối sống cá nhâ, ích kỉ, chưa biết nghĩ đến tập thể. Đó là 1 biểu hiện tiêu cực mà chúng ta cần phải phê phán để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
           Tóm lại, câu tục ngữ đã đem đến cho chúng ta bài học vô cùng quý giá về tinh thần đoàn kết. Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố dân đến thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Cùng với lời khuyên của Bác, câu tục ngữ trên là những lời khuyên thật giá trị, ý nghĩa. Vì vậy, với học sinh chúng ta, hãy tiếp nối truyền thống của dân tộc bằn những việc làm cụ thể như đoàn kết trong trường, trong gia đình, ở thôn xóm, chắc chắn không có việc gì mà chúng ta không thể vượt qua.
    CHÚC BẠN HỌC TỐT!
          

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới