viết bài văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ 2 3 trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh giúp mình với ạ mình sắp thi rồi (đừn

viết bài văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ 2 3 trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh giúp mình với ạ mình sắp thi rồi (đừng chép mạng giúp mình nha)

1 bình luận về “viết bài văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ 2 3 trong bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh giúp mình với ạ mình sắp thi rồi (đừn”

  1. !!LƯU Ý ĐÂY CHỈ LÀ NHỮNG Ý ĐỂ CẤU TẠO NÊN THÂN BÀI, MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI NÊN TỰ SUY NGHĨ THEO Ý MÌNH!!
     Nếu ở khổ 1, trạng thái cảm xúc của tác giả mới chỉ là “bỗng”, “hình như”, thì ở khổ thơ thứ 2 mùa thu đã được cụ thể hóa bằng những sắc thái đổi thay của tạo vật:
       “Sông được lúc dềnh dàng
        Chim bắt đầu vội vã”.
     Vì sao sông thì “dềnh dàng” còn chim lại “vội vã”? Đây là những cảm nhận rất tinh tế và có cơ sở khoa học nhưng vẫn giàu sức biểu cảm. “Sông được lúc dềnh dàng” vì sang thu sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại, không cuồn cuộn ào ạt như mùa hè, rất thư thả và chuyển động chậm rãi. Còn những đàn chim vội vã vì trạng thái tâm lí đầy lo sợ của đàn chim khi những cơn gió se lạnh của mùa thu tràn về. Hai hoạt động dường như có vẻ đối lập nhau, nhưng với lối nhân hóa, Hữu Thỉnh đã phả hồn người vào vật, tác giả đã làm cho con sông trở nên duyên dáng, gần người hơn, thể hiện một không gian đẹp, khơi gợi hồn thơ.
     Dấu hiệu sang thu còn được miêu tả rất sinh động qua hình ảnh:
       “Có đám mây mùa hạ
        Vắt nửa mình sang thu”.
     Đây là một liên tưởng sáng tạo, thú vị. Mây mùa hạ thường xám xịt, đen kịt tạo cảm giác nặng nề. Mây mùa thu trong vắt, xanh ngắt. “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” (Nguyễn Khuyến). Sự thật, không hề có đám mây nào như thế. Vì sao có sự phân chia rạch ròi, mắt nhìn thấy được trên bầu trời. Đó là đám mây trong liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Nhưng chính cái hình ảnh mùa hạ nối với mùa thu bởi nửa đám mây lững lờ trên tầng không làm cho người đọc cảm nhận không gian và thời gian lúc chuyển mùa mới đẹp làm sao! Có thể nói đây là hai câu thơ đẹp nhất trong bài và tiêu biểu nhất của tiết trời sang thu.
     Nhà thơ còn cảm nhận những biểu hiện khác của thời tiết khi chuyển hạ qua thu?
       “Vẫn còn bao nhiêu nắng
        Đã vơi dần cơn mưa”.
     Đại từ phiếm chỉ “bao nhiêu” diễn tả số nhiều. Không đếm được. Làm sao đếm được nắng, nhưng tác giả cảm nhận nằng cuối hạ đầu thu đã bớt nồng nàn, oi ả, tia nắng đã bớt rực rỡ và những cơn mưa rào ào ạt cũng đã thưa dần, không chỉ vơi mà mưa cũng ít dần. Một lần nữa tâm hồn tinh tế nhạy cảm của nhà thơ đã nắm bắt được những chuyển biến tinh tế của đất trời trong khoảnh khắc giao mùa. Đứng trước vẻ đẹp diệu kì của thiên nhiên. Hữu Thỉnh đã huy động cả khứu giác và thị giác, thính giác và cả xúc giác để cảm nhận bước đi của mùa thu. Hai câu thơ cuối gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.
       “Sấm cũng bớt bất ngờ
        Trên hàng cây đứng tuổi”
     Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là gượng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Cụm từ “hàng cây đứng tuổi” gợi cho người đọc nhiều liên tưởng. Đời người như một loài cây, cũng non tơ, trưởng thành rồi già cỗi. Phải chăng, cái đứng tuổi của cây chính là cái đứng tuổi của đời người. 
     Hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có ý nghĩa biểu tượng. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của hàng cây trước sấm sét, bão giông vào lúc sang thu cũng chính là sự từng trải, chín chắn của con người khi đã đứng tuổi. Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những ngày tháng sôi nổi bồng bột của tuổi trẻ, để mở ra một mùa mới, một không gian mới thâm trầm, điềm đạm, vững vàng hơn. Ở tuổi “sang thu”, con người không còn bất ngờ trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
    @Oliver Wood
    17/5/2022

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới