gạch đầu dòng cũng được ạ Viết đoạn văn: Sau khi học xong văn bản Ca Huế trên sông Hương bản thân em cần phải làm gì để góp

gạch đầu dòng cũng được ạ
Viết đoạn văn: Sau khi học xong văn bản Ca Huế trên sông Hương bản thân em cần phải làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa-lịch sử của dân tộc.

2 bình luận về “gạch đầu dòng cũng được ạ Viết đoạn văn: Sau khi học xong văn bản Ca Huế trên sông Hương bản thân em cần phải làm gì để góp”

  1. Theo sự hiểu biết của mình thì ,chta cần làm để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa lịch sử :
    -Tuyên truyền cho mọi người xung quanh chúng ta cùng bảo tồn những di sản văn hóa lịch sử
    -Không nói xấu về di sản văn hóa lịch sử
    -Cần lên án với những việc làm sai trái đối với việc giữ gìn ,bảo tồn di sản văn hóa lịch sử
    -Chăm chỉ học tập,rèn luyện để làm phát triển những di sản văn hóa lịch sử dân tộc

    Trả lời
  2. Robert A Heinlein đã từng nói: ” Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ – và cũng không có tương lai”. Thật vậy, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, mỗi một thứ đều có thể thay đổi rất nhanh và giúp cho con người tiến xa hơn nhưng chỉ duy có một thứ không bao giờ có thể thay đổi được đó là bản sắc văn hóa-lịch sử của dân tộc. Vậy văn hóa-lịch sử của dân tộc là gì? Đó là những giá trị về vật chất và tinh thần được lưu giữ, truyền thụ từ xưa cho đến nay. Đó là kết tinh của tinh hoa mà những người ở thế hệ trước đã để lại cho chúng ta, góp phần thể hiện được bản sắc riêng của mỗi dân tộc và chúng ta không thể đánh mất. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy những di sản đó là trách nhiệm của mỗi người dân. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà một đất nước cần làm nếu muốn phát triển bởi đó là cội nguồn tạo ra những giá trị bền vững, là nền tảng đạo đức để người dân soi chiếu hình thành những phẩm chất tốt đẹp và bản lĩnh trong yêu cầu mới của thời đại. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống cũng có nhiều hạn chế nhất định, chẳng hạn như sự rườm rà trong cung cách, sự chồng chèo trong các mối quan hệ, chưa đủ tầm vóc đối với những vấn đề được coi là lớn. Vì vậy, muốn giữ gìn thì cũng phải thay đổi sao cho phù hợp. Điều đáng lo ngại nhất trong bối cảnh hiện nay là sự phóng khoáng thái quá của giới trẻ – tầng lớp sẽ trực tiếp giữ gìn điều này, cơ chế quản lý văn hóa truyền thống đôi khi còn lỏng lẻo,… khiến cho việc giữ gìn truyền thống văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ trong vấn đề bảo vệ đất nước cũng nảy sinh. Nhưng chúng ta tin những gì là thuộc về bản chất con người Việt Nam, nét đẹp trong văn hóa Việt Nam thì trong tiềm thức mỗi người dân đều có ý thức giữ gìn. Chính vì vậy, mỗi con người chúng ta đều cần phải có ý thức và trách nhiệm về việc giữ gìn và phát huy những di sản văn hóa-lịch sử của dân tộc để đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
    @LP

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới