Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
(Tre Việt Nam_ Nguyễn Duy)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Thể thơ lục bát
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 3: Tìm dòng thơ thể hiện sự gắn bó, che chở nhau của cây tre?
Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?
Câu 5: Hình ảnh cây tre: Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho em điều gì?

2 bình luận về “Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm Thương nhau tre chẳng ở riêng Lũy thành từ đó mà nên hỡi người”

  1. Câu 1: Viết theo thể thơ Lục Bát.
    Câu 2: PTBĐ chính là: Biểu cảm.
    Câu 3: “Tay ôm tay níu tre gần nhau hơn” 
    “Thương nhau tre chẳng ở riêng”
    Câu 4: Biện pháp tu từ là: Nhân hoá
    Tác dụng là: Tre như con người, hoạt động giống con người. Tre đã chở thành những đức tính tốt của nhân dân ta mang với sự cần cù,siêng năng,yêu đời,lạc quan,…..
    Câu 5: Gợi cho em tinh thần chịu khó,hi sinh bản thân vì con của cây tre cũng tức là con của người dân Việt Nam.
    Chúc bạn học tốt^^

    Trả lời
  2. text{Câu 1:}
    Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
    => Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ: Lục bát
    @ Vì có dòng lụ 6 tiếng và dòng bát 8 tiếng.
    text{Câu 2:}
    PTBĐ chính của đoạn thơ?
    => PTBĐ chính của đoạn thơ là: Biểu cảm.
    @ Vì PTBĐ chính của thơ luôn là biểu cảm.
    text{Câu 3:}
    Dòng thơ thể hiện sự gắn bó, che chở nhau của cây tre?
    => ”Thương nhau tre chẳng ở riêng”, ”Bão bùng thân bọc lấy thân”
    @ Dòng thơ trên thể hiện sự gắn bó, che chở, không nỡ lòng rời xa nhau của cây tre.
    text{Câu 4:}
    BPTT được sử dụng chủ yếu ở trong đoạn thơ?
    => Ẩn dụ và nhân hóa
    @ Ẩn dụ cây tre cho con người Việt Nam.
    @ Nhân hóa cây tre như con người, biết yêu thương, đùm bọc,… nhau nhưu những phảm chất của con người Việt Nam.
    Nêu tác dụng của việc sử dụng BPTT đó?
    => Tác dụng:
    – Nhân hóa: tre như con người, có những cảm xúc, hành dộng như con người. Qua đó ca ngợi  những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam.
    – Ẩn dụ: Ẩn dụ cây tre cho con người Việt Nam. Có sức sống bền bỉ, vượt qua muồn trùng khso khăn, gian nan phía trước, tình yêu thương và gắn bó với nhau của con người Việt Nam.
    text{Câu 5:}
    Hình ảnh cây tre: Lưng trần phơi nắng phơi sương/Có manh áo cộc tre nhường cho con gợi cho em điều gì?
    => Gợi cho em về tinh thần chịu thương chịu khó, hi sinh bản thân vì người thân yêu, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của con người Việt Nam.
     

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới