Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Mai thi rồi ạ giúp mình cảm ơn nhiều ạ ( đừng copy mạng ạ có mà ít cũng đc)

1 bình luận về “Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công”

  1. Chào em, em tham khảo gợi ý sau để tự làm bài em nhé:
    1. Mở bài
    – Giới thiệu vấn đề cần giải thích, hoặc chứng minh: vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với vận mệnh của đất nước.
    – Nêu phương hướng, phạm vi cần giải thích, chứng minh: qua hai văn bản “Chiếu dời đô” và “Hịch tướng sĩ”.
    2. Thân bài
    * Khái quát chung: Một vị vua, một vị tướng nhưng có điểm chung: tài năng lãnh đạo, tầm nhìn xa rộng và đặc biệt luôn quan tâm đến việc chăm lo hạnh phúc lâu bền của nhân dân.
    * “Chiếu dời đô” thể hiện sự quan tâm của Lí Công Uẩn tới hạnh phúc lâu bền của nhân dân
    – Ông viện dẫn sử sách Trung Quốc nói về việc các vua đời xưa ở Trung Quốc cũng từng có những cuộc dời đô để tạo “vận nước lâu bền, phong tục phồn thịnh”.
    => Thể hiện mong ước, khát vọng của ông: xây dựng đất nước ổn định, đời sống nhân dân yên ổn, phát triển hưng thịnh. 
    – Mục đích của việc dời đô: “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”.
    => Thể hiện sự quan tâm đến hạnh phúc lâu bền không chỉ một đời mà cho các thế hệ mai sau.
    – Tác giả đưa ra những suy nghĩ của mình về việc hai nhà Đinh, Lê: đóng yên kinh đô ở Hoa Lư khiến “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn”.
    => Thể hiện tâm trạng của ông: “rất đau xót về việc đó”. Đó là tấm lòng của ông vua hết lòng lo lắng cho dân, cho nước.
    – Ông lao tâm khổ tứ tìm vùng đất thay thế cho kinh đô Hoa Lư, chọn thành Đại La.
    => Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, suy nghĩ cho muôn đời sau vì vị thế địa lí của Đại La thuận lợi cho cuộc sống, phát triển kinh tế của người dân: “dân cư khỏi phải chịu cảnh ngập lụt”, thuận lợi để làm ăn, buôn bán, an cư lạc nghiệp. 
    – Phân tích cách lập luận chặt chẽ, logic thể hiện ý chí quyết tâm của ông trong việc dời đô để đạt được mục đích, ước nguyện của mình: Ông không bắt buộc các quan và nhân dân phải dời đô theo ý mình mà còn hỏi han, nghe ngóng tình hình, tiếp thu ý kiến của quan, dân. Điều đó cho thấy vị vua anh minh quan tâm đến cả tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. 
    – Có thể nói Lí Công Uẩn là vị vua anh minh, có tầm nhìn xa trông rộng, đặt hạnh phúc lâu bền của nhân dân làm mục đích cho hành động, việc làm của mình nhằm xây dựng được triều đại hưng thịnh, có vai trò quan trọng trong lịch sử.
    * Trần Quốc Tuấn thể hiện sự quan tâm tới hạnh phúc lâu bền của muôn dân trong “Hịch tướng sĩ”
    – Mục đích viết bài hịch: khơi dậy lòng yêu nước để nhân dân có sức mạnh đẩy lùi quân xâm lược, đất nước hòa bình, vì hạnh phúc, cuộc sống của nhân dân.
    – Nội dung bài hịch:
    + Kể ra tội ác của giặc: sỉ nhục nước ta về mặt tinh thần, vơ vét vật chất của nhân dân… Thể hiện rõ lòng căm thù giặc của vị tướng yêu nước, thương dân. 
    + Động viên quân sĩ, nhân dân luyện tập đánh giặc, khích lệ lòng tự tôn dân tộc, khích lệ lòng căm thù để nhân dân quyết tâm đánh giặc.
    – Thái độ, tâm trạng của Trần Quốc Tuấn khi giặc xâm lược: “tới bừa quên ăn… nước mắt đầm đìa”… Thể hiện rõ nỗi lòng lo lắng cho dân, cho nước.
    – Lòng yêu thương dân cũng chính là lòng yêu thương binh sĩ: Ông vẽ ra hai viễn cảnh: một là sự khổ trăm bề khi nước mất nhà tan, hai là khúc khải hoàn chiến thắng với cuộc sống đầy đủ, ấm no. Ông lo cả đời sống vật chất, tinh thần và danh dự cho anh em binh sĩ. 
    => Thể hiện rõ cái nhìn sâu sắc, tấm lòng lo lắng cho muôn người.
    – Những việc làm của vị chủ tướng với binh sĩ: “không có mặc … vui cười”.
    => Việc nhỏ nhưng thể hiện rõ tình yêu, sự quan tâm của ông đối với binh sĩ.
    – Có thể nói: Trần Quốc Tuấn đã tập hợp được sức mạnh của toàn dân, toàn quân nhờ vào tình yêu thương của ông đối với họ. Ông đã tạo nên khối đoàn kết chiến đấu giống như Nguyễn Trãi viết sau này: “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”. 
    => Đó là cội nguồn để quân ta 3 lần chiến thắng quân Mông – Nguyên.
    3. Kết bài
    – Khẳng định vai trò của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn trong lịch sử dân tộc.
    – Tấm lòng yêu nước, thương dân của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn qua việc làm, hành động mãi mãi là tấm gương sáng cho muôn đời con cháu noi theo. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới