Đọc kĩ câu hỏi và ghi lại chữ cái ý trả lời đúng:
Câu 1. Từ giá trong câu: Anh ấy hỏi giá cái áo treo trên giá thuộc hiện tượng nào?
A. Đồng âm B. Trái nghĩa C. Đồng nghĩa D. Nhiều nghĩa
Câu 2. Câu ghép Khi nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loài bò sát có bốn chân kia liền quét chiếc đuôi dài chạy tứ tán, con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây, con đeo trên tán lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái. có mấy vế câu?
A. Hai vế câu B. Ba vế câu C. Bốn vế câu
Câu 3. Từ : đầu, mắt, nhà trong các từ : đầu bàn, mắt na, nhà nghèo. Từ nào mang nghĩa chuyển
A. Chỉ có từ đầu mang nghĩa chuyển B. Chỉ có từ mắt mang nghĩa chuyển
C. Chỉ có mắt và nhà mang nghĩa chuyển D. Cả ba từ điều mang nghĩa chuyển
Câu 4: . Trong câu Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. dấu phẩy có tác dụng?
A. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
PHẦN II. TỰ LUẬN(17 điểm)
Câu 1(1 điểm): Đặt câu phân biệt từ đồng âm: ga
Câu 2: (3 điểm) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng tinh thần yêu nước và lòng yêu nhân dân Việt Nam tha thiết, đã đứng lên đánh đuổi kẻ thù xâm lược ra khỏi bờ cõi.
b) Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt của bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại.
Câu 3: Cảm thụ (4 điểm)
Trong bài Hạt gạo làng ta, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay.
Đọc khổ thơ em có cảm nhận gì về hình ảnh hạt gạo quê hương.
Đọc xong baì thơ”Hạt gạo làng ta”em càng thêm yêu quý những người nông dân đã làm ra hạt gạo-hạt vàng cho đời, em càng thêm trân quý hạt gạo-hạt vàng ấy.