Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ của em m về mối quan hệ giữa học và hành

Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ của em m về mối quan hệ giữa học và hành

Ai giúp mik với ( ko chép mạng )

2 bình luận về “Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ của em m về mối quan hệ giữa học và hành”

  1. “Bàn luận về phép học” là phần trích bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung trình bày về mục đích của việc học. Học là để làm người có đạo đức, học là để tự làm giàu tri thức cho mình, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải là cầu danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng.
    Tác giả khẳng định muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn. Đặc biệt muốn học tốt, muốn là quốc sĩ của thiên hạ thì phải học đi đôi với hành.
    Việc học gắn với hành thực chất đó cũng là vấn đề giữa lí thuyết và thực tiễn. Từ thực tiễn cuộc sông ta rút ra những cái ưu, cái khuyết đề bổ sung cho thuyết, và ngược lại. Như vậv hai mặt “học” và “hành” luôn tác động qua lại lẫn nhau để làm biến đổi thế giới chúng ta.
    Để nói về tầm quan trọng của việc học La Sơn Phu Tử đã dùng một hình ảnh so sánh rất hay “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo”, càng nhiều tri thức thì con người càng trưởng thành, xã hội càng văn minh và phát triển, đất nước càng có nhiều hiền tài.
    Học kết hợp với hành có ý nghĩa rất to lớn để xác định giá trị thực, giả của một kẻ có tri thức. Những người kết hợp học với hành trong quá khứ thường là những bậc hiền tài lỗi lạc. Học vấn cao rộng của Trần Quốc Tuấn đã giúp ông soạn thảo “Binh thư yếu lược” và viết nên “Hịch tướng sĩ” lưu danh muôn đời bởi đã tập hợp được ba quân tướng sĩ đồng lòng đồng sức một trận sống mái với quân thù làm nên chiến công Bạch Đằng lừng lẫy. Văn thơ của Nguyễn Trãi đâu chỉ là văn thơ mà đó là vũ khí đánh giặc “có sức mạnh hơn mười vạn quân”.
    Học để thành tài rồi dùng cái tài ấy mà giúp ích cho người đời là con đường của những người chân chính. Những người có học đích thực luôn là những người cần thiết cho nước nhà. Dù nhiều lúc có bị o ép không thể tung bay đôi cánh chim bằng do hoàn cảnh những tri thức chân chính luôn tìm được chỗ hành đạo có ích cho đời.
    Kĩ sư Trần Đại Nghĩa đã chế tạo những vũ khí có sức công phá những lô cốt kiên cố nhất của kẻ thù, từ loại tên lửa bình thường có thể bắn được máy bay B52 trong điều kiện hết sức thiếu thốn. Bác sĩ Tôn Thất Tùng đã mổ vết thương cho những người lính bằng những dụng cụ hết sức thô sơ. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ đã từ bỏ danh vọng và địa vị của mình ở Nhật Bản về Việt Bắc gian khổ thiếu thốn hoà mình với cuộc kháng chiến của dân tộc, và đã chế tạo ra thuốc kháng sinh, một dược phẩm quan trọng thời bấy giờ cứu nguy cho hàng ngàn tính mạng con người. Vai trò của tầng lớp tri thức chân chính ấy là không thể phủ nhận trong buổi ban đầu còn non trẻ của nhà nứơc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Học với hành tạo nên những tri thức chân chính, tạo nên sự hoà hợp giữa chuyên môn và nhân cách.
    Dư luận xã hội hiện nay đang quan tâm rất nhiều tới lối học hình thức, trường nào cũng có những thành tích học tập thật cao, có trường có tới 100% học sinh khá giỏi nhưng thực tế lại rất đáng buồn, đó chỉ là con số ảo. Hiện tượng học sinh ngồi nhầm chỗ ngày càng phổ biến. Nhiều người đi học chỉ vì cái bằng… giả dể có cơ hội, để thăng quan tiến chức, vơ vét túi tham của mình cho thật đầy. Đây chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho lỗ chân lông của họ thấm đầy máu và nước mắt cộng đồng.
    Có bao nhiêu hòn ngọc không được mài dũa mà mỗi ngày một tối đi. Thật đáng trách cho nhiều học sinh vào trường chỉ để lo quậy phá đua đòi. Hãy nhìn lại mình khi chưa muộn.
    Càng nghiền ngẫm ta lại càng thấy cha ông ta thật sâu sắc, thâm thuý. Lời bàn về việc học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cách đây đã gần 300 năm mà vẫn còn mới mẻ như hôm nào.
    Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của “học” và “hành” – Bài làm 2
    Dường như thời đại vẻ vang nào cũng gắn bó với những tên tuổi sáng chói về tài năng và đức độ. Vua Quang Trung đã làm nên những chiến công vĩ đại: Đánh đổ hai tập đoàn gây nội chiến nồi da xáo thịt lâu dài trong lịch sử là Trịnh – Nguyễn; đập tan hai mươi vạn quân Thanh vừa mới chiếm đóng ở Thăng Long… Nhà vua có một người quân sư thật tuyệt vời là La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Con người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu này” đã từng từ quan triều Lê nhưng hết lòng phò giúp Tây Sơn để xây dựng sự nghiệp kinh bang tế thế.
     Bàn luận về phép học là phần trích bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung trình bày về mục đích của việc học. Học là để làm người có đạo đức; học là để tự làm giàu trí thức cho mình, góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải là cầu danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng.

    Trả lời
  2. Chào em, em tham khảo gợi ý:
    1. Mở bài
    – Ngày nay, nhiều người quan tâm đến việc học, mối quan hệ giữa “học” và “hành”. 
    – Trong quá trình học tập, phải chú ý mục đích và phương pháp học, đặc biệt học phải đi đôi với hành.
    2. Thân bài
    * Giải thích:
    – Thế nào là học? Học là quá trình tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân dân tích lũy từ ngàn đời nay. Có thể học qua trường lớp, thầy cô hoặc tự học qua sách vở, các thông tin đại chúng… Trong “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp, khái niệm “học” được giải thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể, dễ hiểu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Khái niệm “đạo” vốn trừu tượng, phức tạp được giải thích ngắn gọn, rõ ràng: “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy”. Như vậy, mục đích chân chính của việc học là học để làm người. 
    – Thế nào là hành? Hành là thực hiện công việc trong thực tế. Vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống hằng ngày.
    * Bàn luận: Mục đích và phương pháp học
    – Học như thế nào là đúng đắn?
    + Trong “Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp soi sáng vào thực tế đương thời để phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học. Lối học này gây nhiều tác hại lớn: “Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”. 
    + HS chỉ ra lối học lệch, sai trái là lối học chuộng hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất; lối học cầu danh lợi; học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc…
    – Sau khi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập:
    + Việc học phải được phổ biến rộng khắp.
    + Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng. Phương pháp học phải: tuần tự từ thấp lên cao; học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất; học phải kết hợp với hành. Học không phải chỉ để biết mà còn để làm. 
    – Thế nào là “Học đi đôi với hành”? Vì sao phải “Học đi đôi với hành”?
    + Học và hành phải song song, không chỉ học hoặc hành riêng lẻ. Nếu không thực hiện học đi đôi với hành thì sẽ gặp nhiều hạn chế. Hành là sự kiểm chứng kiến thức. Học để có cơ sở lí thuyết, tránh mò mẫm tốn thời gian công sức.
    + Học chỉ đạo cho hành. Hành có nhiệm vụ củng cố, hoàn chỉnh, bổ sung cho việc học. 
    + Mục đích: học đi đôi với hành nâng cao kiến thức và hiệu quả công việc. Học mà không đi đôi với hành thì những kiến thức thu nhận được sẽ trở nên vô ích. Ngược lại, chỉ có hành mà không được học thì chất lượng công việc sẽ không cao.
    – Liên tưởng đến việc học tập ngày nay: 
    + Việc học tập ngày nay của HS như thế nào, việc học và hành như thế nào? Ý nghĩa giáo dục của phương châm “học đi đôi với hành”. 
    + HS cần thực hiện phương châm đó như thế nào? Xác định mục đích và phương pháp học ra sao?
    +) Tiếp thu lí thuyết mà không vận dụng vào thực tiễn thì chỉ là lí thuyết suông.
    +) Hành mà không có lí luận chỉ đạo thì việc ứng dụng lí thuyết vào thực tiễn sẽ gặp khó khăn, lúng túng, có thể mắc sai lầm. 
    + HS cần thực hiện lời dạy trên, biết học cái gì và học như thế nào, biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
    3. Kết bài
    – Tác dụng của việc học chân chính đối với ngày nay?
    – Việc học và hành cần được kết hợp song song, không nên coi nhẹ việc nào. 
    – Khẳng định tư tưởng về việc học của Nguyễn Thiếp vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. “Học đi đôi với hành” – Đây là phương pháp giáo dục đúng đắn cho mọi thời đại.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới