Bài 1: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyển đi, giữa hai người

Bài 1: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyển đi, giữa hai người xảy ra cuộc tranh luận và một người nổi nóng, không kiểm chế được mình đã nạng lới miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: Hôm nay, người ban tốt nhất đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định bơi đến. Người bị miệt thị lúc này bầy giờ bị đuối sức và chìm dần. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát còn bây giờ anh lại khắc lên đá?” Anh ta trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người”. Vậy, mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
(Lỗi lầm và sự biết ơn, NXB Giáo dục Việt)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
Câu 2: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của việc viết lên cát” và “khắc lên đá” trong đoạn trích?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của đoạn trích.
Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra là gì?
Câu 5: Qua đoạn trích, em rút ra bài học gì?
Câu 6: Tìm 2 từ mượn Hán Việt có trong văn bản trên.

2 bình luận về “Bài 1: Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyển đi, giữa hai người”

  1. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích
    -PTBĐ chính: Tự sự
    Câu 2: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của việc viết lên cát” và “khắc lên đá” trong đoạn trích?
    -“Viết lên cát” là hình ảnh ẩn dụ của việc con người nên học cách dễ dàng quên đi và bỏ qua những thù hận, những ghen ghét trong cuộc sống. Đối với những cảm xúc tiêu cực, mỗi người nên học cách quên đi nhanh chóng như chữ trên cát sẽ nhanh chóng bị những cơn gió thổi cuốn đi.
    -“Khắc lên đá” là hình ảnh ẩn dụ của việc con người nên học cách khắc sâu những ơn nghĩa, những việc mà người khác đã giúp mình vào tận sâu trong trái tim để không bao giờ quên. Đối với những ơn huệ của người khác dành cho mình, mỗi người đều cần học cách ghi nhớ và khắc ghi mãi mãi, đây chính là thái độ sống ân nghĩa, ân tình, có trước có sau.
    Câu 3: Nêu ý nghĩa của đoạn trích.
    -Niềm hạnh phúc đến từ sự vị tha và chấp nhận tha thứ. Bên cạnh đó, khi có người mang đến cho chúng ta những điều tốt đẹp nào đó, điều mà chúng ta cần làm là khắc ghi công ơn đó mãi mãi để luôn có thái độ sống ân nghĩa, có trước có sau. 
    Câu 4: Thông điệp sâu sắc nhất mà em rút ra là gì?
    -Thông điêp mà em rút ra được từ trong đoạn trích là học cách quên đi những thù hận và khắc ghi những công ơn mà người khác dành cho mình. 
    Câu 5: Qua đoạn trích, em rút ra bài học gì?
    -Trong cuộc sống, dù có những lúc chúng ta phải hứng chịu những đau đớn, tổn thương mà người khác đem đến, tuy nhiên, việc chúng ta cần làm là nhanh chóng quên đi những thù hận ấy, để có 1 cuộc sống hạnh phúc hơn.
    Câu 6: Tìm 2 từ mượn Hán Việt có trong văn bản trên.
    -Ân nghĩa, miệt thị (câu này tôi không chắc)

    Trả lời
  2. Giải đáp :
    Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính là tự sự 
    Câu 2 :
    – “Viết lên cát”: Cát, vốn là một thứ nhỏ bé, mong manh, và dễ dàng xóa nhòa cũng nghĩa là nó thể hiện một thái độ bao dung, không chấp nhặt, và một tâm hồn cao thượng. Viết thù hận và nỗi buồn lên cát, để cát sẽ dễ dàng xóa nhòa, để sự hận thù sẽ không còn mãi, để khi quay trở lại, ta sẽ cùng nhau sửa chữa những sai lầm.
    – “Khắc lên đá” đó là cách tôn trọng và luôn lưu giữ, trước sau như một và một thái độ sống luôn xem trọng người khác một cách đáng quý. Đá là một thứ cứng, khó bị phá vỡ do thời tiết, khó bị bay, thổi mất như cát, nên việc khắc ghi lên đá, cũng là cách ta luôn giữ sự tử tế của người khác trong trái tim mình. Điều đó, không chỉ khiến trái tim ta ấm áp, và tốt đẹp hơn, còn khiến mối quan hệ giữa người với người đều tốt đẹp lên.
    Câu 3 : Hãy cố gắng lãng quên những lỗi lầm của người khác đã gây ra cho mình để sống tốt hơn. Tuy nhiên phải biết khắc ghi công ơn của người khác với mình.
    Câu 4 : Thông điêp mà em rút ra được từ trong đoạn trích là học cách quên đi những thù hận và khắc ghi những công ơn mà người khác dành cho mình. Trong cuộc sống, dù có những lúc chúng ta phải hứng chịu những đau đớn, tổn thương mà người khác đem đến, tuy nhiên, việc chúng ta cần làm là nhanh chóng quên đi những thù hận ấy, để có 1 cuộc sống hạnh phúc hơn. Niềm hạnh phúc đến từ sự vị tha và chấp nhận tha thứ. Bên cạnh đó, khi có người mang đến cho chúng ta những điều tốt đẹp nào đó, điều mà chúng ta cần làm là khắc ghi công ơn đó mãi mãi để luôn có thái độ sống ân nghĩa, có trước có sau. Đây là chính là đạo đức tròn vẹn, là thái độ sống ân nghĩa mà bất cứ ai cũng nên có.
    Câu 5 : Đôi lúc trong cuộc sống, người xung quanh sẽ là cho chúng ta muộn phiền nhưng không nên để tâm và sống tốt, duy trì những mối quan hệ cần thiết, hãy bao dung.
    Câu 6 : 2 từ mượn Hán Việt có trong văn bản :
    – Miệt thị : Coi khinh, khinh thị
    – Ân nghĩa : Ân huệ tình nghĩa thâm hậu.
    Xin hay nhất ạ !

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới