LIÊN HỆ MỞ RÔNG VỀ BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỊNH

LIÊN HỆ MỞ RÔNG VỀ BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỊNH

2 bình luận về “LIÊN HỆ MỞ RÔNG VỀ BÀI THƠ SANG THU CỦA HỮU THỊNH”

  1. Chào em, khi liên hệ mở rộng với bài thơ này, em có thể liên hệ đến những chia sẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh về bài thơ:
    Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với rất nhiều người yêu thu… “Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Hai câu thơ này không hẳn nói về hiện tượng giao mùa như một số người hiểu và phân tích. Khi tôi viết bài thơ này tôi đã liên tưởng đến những đám mây mùa Hạ. Đó là những đám mây tràn trọn vẹn vào mùa Thu. Thế nhưng có gì ngăn cảm xúc của tôi lại theo chiều hướng đấy… Mây mùa Hạ thường chứa nhiều màu sắc, thậm chí đầy giông bão tựa hồ những ước mơ khao khát của tuổi trẻ. Những ước mơ khao khát ấy thường lấy đi rất nhiều sức lực của tuổi trẻ. Tuy nhiên giữa mơ và thực là hai thế giới luôn đối lập nhau và chẳng phải ước mơ nào cũng trở thành hiện thực.
    – Em có thể liên hệ đến ý kiến của nhà giáo Chu Văn Sơn: Cảm nhận tạo vật lúc sang thu, đa phần các thi sĩ nghiêng về vẻ biến suy một chiều của cảnh. Vì thế, thần thái của cảnh thu thường hiện lên qua vẻ tiêu sơ. Ví như bài Thu cảm, tiếng thơ khá tinh tế của một thi sĩ đương thời : Mướp tàn sen cũng đi tu / Lá tre đã thả một mùa heo may / Con sông không ốm mà gầy / Mắt em chưa tối đã đầy hoàng hôn. Cảm nhận của Hữu Thỉnh khác, không đơn tuyến. Tôi cho rằng, một trong những nét đặc sắc của bài Sang thu là có hai hệ thống tín hiệu báo mùa có vẻ phản trái nhau, song cả hai đều thuộc về thần thái của mùa thu. Tạm đặt tên là nhịp mạnh và nhịp nhẹ. Nhịp mạnh bao gồm những động thái, sắc thái dương tính (mạnh, nhanh, nhiều…) : hương ổi phả – chim vội vã – vẫn còn bao nhiêu nắng… Nhịp nhẹ thì nghiêng về âm tính (êm, chậm, ít…) : sương chùng chình, sông dềnh dàng, mưa vơi dần… Lúc bất giác nhận ra hương ổi “phả” vào trong gió se, thì cũng là lúc bắt gặp sương “chùng chình” qua ngõ. Chính lúc sông “dềnh dàng” là lúc chim “vội vã”. Khi nắng “còn” cũng là khi mưa “vơi”.

    Trả lời
  2. Đọc Sang thu, ta bất chợt nhớ đến Xuân Diệu với những vần thơ đầy tâm trạng về mùa thu:
    Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
    Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
    Đây mùa thu tới – mùa thu tới
    Với áo mơ phai dệt lá vàng”
    hay nhà thơ Lưu Trọng Lư trong bài Tiếng thu:
    “Em không nghe mùa thu
    dưới trăng mờ thổn thức?
    Em không nghe rạo rực
    hình ảnh kẻ chinh phu
    trong lòng người cô phụ?
    Em không nghe rừng thu.
    lá thu kêu xào xạc,
    con nai vàng ngơ ngác
    đạp trên lá vàng khô?”
    Mỗi nhà thơ là một tâm trạng, một góc nhìn, nhưng đều rất đẹp, rất cahan thực về mùa thu

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới