Thuyết minh về một sự kiện ( lễ hội ) y/c : ngắn + ko chép mạng

Thuyết minh về một sự kiện ( lễ hội )
y/c : ngắn + ko chép mạng

1 bình luận về “Thuyết minh về một sự kiện ( lễ hội ) y/c : ngắn + ko chép mạng”

  1. Một cơ hội mới lại đến sau những vấp ngã mà ông trời ban cho con người. Cuộc sống này ngắn ngủi mà, hãy tận hưởng nó một cách đúng đắn khi chúng ta còn có thể . Mọi người tạm gác lại tất cả các bộn bề của năm cũ để chuẩn bị một cái Tết đầy những tiếng cười và sự hạnh phúc trong bữa cơm sum vầy. Trong thời gian đó, tôi và gia đình đã có dịp bon bon trên chiếc xe bốn bánh, vượt hàng chục cây số để bước chân về vùng Nam Định trù phú , hiền lành.
        Tôi không sao quên được cái cảm giác sảng khoái khi được vẫy tay chào đón những tia nắng sớm ấm áp đậu trên bậu xe. Những đám mây trắng xóa tràn ngập cả bầu trời rộng lớn. Chúng khiến tôi có cảm giác như  đang được ẩn mình trong một khu rừng hoang dại. Qua nhiều giờ trên chiếc ô tô của bố, tôi cũng về đến ‘Đất Học’. Cất hành lí và ngồi nghỉ ngơi một lát, tôi có được một cuộc nói chuyện với bà nội. Bà lâu ngày không gặp lại đứa cháu của mình, phải thốt lên: “Con bé dạo này lớn quá”. Bà hỏi tôi đủ điều về học tập và cuộc sống hằng ngày, ngoài ra bà còn kể với tôi về chợ quê làng tôi, một ngôi chợ dân dã đã từ lâu của làng, vào ngày 28, 29 Tết sẽ mở họp chợ. Bà rất vui vẻ khi kể về chợ quê bởi tôi biết bà từng bán đồ chơi ở đó. Vậy là cứ mỗi lúc về quê, tôi cứ nằng nặc đòi bố bế ra mua đồ chơi và bi của bà, rồi khi trở lại thành phố thì lại chẳng có gì trong tay. Khi bà kể như vậy, kí ức lại ùa về trong tâm trí tôi, và tôi ước rằng giá gì thời gian trôi chậm hơn, thong thả hơn để tôi được tận hưởng thêm những phút giây quý giá đó. 
    Sáng sớm hôm sau, tôi cùng bà ra chợ. Con đường đến chợ phải đi vòng qua một chiếc hồ nhỏ. Nước hồ không trong cho lắm, ngược lại tôi thấy trên những thành hồ còn có rong rêu bám kín, tạo thành một chiếc áo xanh thẫm cho hồ nước. Đi bộ khoảng 10 phút, tôi đã đến cổng chợ. Trông ông mặt trời kìa, bộ dạng của ông vẫn còn rất ngái ngủ với cái ngáp dài ngáp ngắn mệt mỏi. Ngược lại chị mây đang rất náo nhiệt, tung tăng chạy đi chơi quanh ngôi làng, tưởng tượng mình là con thuyền nhỏ tự do giữa dòng đời tấp nập.Hàng cây xanh lao xao phất phơ những túm tóc xanh rờn với gió, tất cả khung cảnh tuyệt mĩ này tạo nên một bức tranh thiên nhiên hoang sơ hoàn hảo mà Mẹ Thiên Nhiên đã kì công tạo nên. Không khí trong lành, se se lạnh. Có lúc đang đi, tôi giật mình vì tiếng chú gà trống gáy lớn. Những chú chim hót líu lo trên cành cây còn ướt đẫm sương đêm. Mới bước một bước lạ lẫm vào ngôi chợ, tôi đã thấy các bác bán rau ngồi  dàn ra trên một bạt xi măng to, dưới đất thì toàn là những rổ rau muống, rau khoai lang, súp lơ, su hào,…mà các bác đã cạo sạch vỏ. Đầu chợ là hàng bán trái cây với đủ loại quả phổ biến trong ngày Tết như phật thủ, sung, bưởi,…Những quả bưởi xanh hơi ngả vàng, tròn như quả bóng. Kế bên là hàng bán hoa,cây cảnh. Cánh hoa đào màu hồng phai, nụ hoa kết thành từng chùm. Các cô bán hàng nở nụ cười rạng rỡ, chào đón khách mua hàng. Tiến lên một chút là hàng bánh kẹo. Những hộp mứt Tết với bao bì đầy màu sắc được cô bán hàng khéo tay trưng bày trong tủ kính của quầy tạp hóa, tạo nên một vẻ lộng lẫy, kiêu sa. Đi sâu vào bên trong, tôi càng thấy nhiều mặt hàng nghìn nghịt người mua như: Thịt, Cá, Trứng,… Từng đoàn người gánh hàng,người nặng trĩu tay ra vào chợ. Âm thanh náo nhiệt, ồn ào của kẻ buôn, người bán khiến tôi cảm thấy thật phấn khởi. Ơ nhìn kìa, có ai đó đang cãi nhau chăng? Hình như đó là hai bác mua đồ, họ tranh nhau xếp hàng để có thể mang về cho nhà mình những mẻ thịt ngon nhất, những khúc có đậm đà nhất. Điều em thích nhất ở khu chợ này là những quầy viết thư pháp. Thầy đồ mặc bộ áo dài đen, tóc bạc phơ, đôi tay nắn nót ghi từng nét chữ Hán lên tờ giấy xuyên chỉ đỏ thắm tạo nên một hình ảnh nho nhã, tinh tế của người nhà giáo thời xưa và bây giờ cũng vậy. Năm nay, em đã xin được chữ ‘Bình’ để cầu mong cho mọi người đều an bình, sung túc, thế giới đều hạnh phúc với nụ cười luôn ở trên môi.
    Qua chuyến đi chơi ngày hôm đó, tôi hiểu rằng có những nét văn hóa riêng của người Việt Nam không bao giờ thay đổi được, và nó đã trở thành một nét tiêu biểu để góp phần đưa dải lụa chữ S của chúng ta vươn tầm thế giới theo một cách riêng. Phiên chợ Tết là thứ không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người Việt Nam, chúng gắn bó với những người làm đồng, những người buôn bán, và chính có phiên chợ Tết này, bức tranh của Mẹ Thiên Nhiên càng ngày càng hoàn thiện, miền quê hoài niệm đó đã chứng tỏ cho chúng ta rẳng tất cả mọi thứ đều tuyệt vời theo cách riêng của nó.
    $#Jessica$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới