Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uốn

Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
1/Hãy xác định các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong đoạn văn trên

2 bình luận về “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uốn”

  1. Câu 1: Hãy xác định các biện pháp tu từ và tác dụng của nó trong đoạn văn trên?
    – Biện pháp tu từ: Nói quá (nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù). 
    – Biện pháp tu từ: Liệt kê (tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù). 
    => Tác dụng: Giúp câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm, tạo ấn tượng cho người đọc. Giúp cho bạn đọc hiểu được sự căm phẫn cùng lòng căm thù giặc sục sôi của vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn – Một người đau xót trước cảnh đất nước bị xâm lăng và ngùn ngụt căm hờn kẻ thù xâm lược. Qua việc sử dụng biện pháp tu từ nói quá và biện pháp liệt kê, bạn đọc cũng có thể thấy rõ được đó là biểu hiện của lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn đối với dân tộc, đất nước. 

    Trả lời
  2. Liệt kê: tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
    so sánh: ruột đau như cắt,
    Nói quá: xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù.
    Tác dụng:
    tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn
    Nhấn mạnh thái độ căm phẫn cao độ của Trần Quốc Tuấn với kẻ thù
    Bày tỏ kín đáo tình yêu nước thiết tha, sâu đậm trong tác giả. 

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới