Nhận xét truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng : Toàn bộ câu chuyện đã phơi bày hiệ thực đen tối

Nhận xét truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng : Toàn bộ câu chuyện đã phơi bày hiệ thực đen tối thê tảm của người dân đồng thời vạch trần bộ mặt tàn ác , vô lương tâm của giai cấp thống trị xưa . Hãy chứng minh ( có thể viết bài văn hoặc chia làm 2 đoạn văn ) không chép mạng ạ

1 bình luận về “Nhận xét truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn có ý kiến cho rằng : Toàn bộ câu chuyện đã phơi bày hiệ thực đen tối”

  1. Phạm Duy Tốn là một bậc thầy về chuyện ngắn. Ông là một tác giả xuất xắc mở đầu cho tráo lưu văn học hiện đại  trong những năm đầu thế kỉ 20. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” là bông hoa đầu mùa rất đẹp của truyện ngắn Việt Nam và là tác phẩm thành công nhất của ông. Nhận xét về truyện có ý kiến cho rằng truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của tác giả Phạm Duy Tốn đã phản ánh cuộc sống khổ cực của người dân đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
    Sự vô trách nhiệm, vô lương tâm thể hiện trong tình huống gay gấn. Gần một giờ sáng tại làng X phủ X, trời mưa tầm tã như trút nước khiến nước sông ngày càng dâng cao. Khúc đê nhiều đoạn đã thẩm lậu, núng thế có nguy cơ bị vỡ. Lúc này ai cũng hy vọng quan phụ mẫu – quan cha mẹ dân được cử về hộ đê giúp nhân dân vượt qua cơn nguy khốn này. Nhưng hy vọng của họ đã vụt tắt trước thái độ vô trách nhiệm của quan. Quan được cử đến để coi sóc, đôn đốc việc hộ đê bằng mọi cách để giúp cho khúc đê đã yếu được an toàn giữa trời mưa to nước lớn. Nhưng thay cho việc quan phải ra ngoài đê nơi khúc đê xung yếu nhất để đôn đốc cắt cử người ra cố thêm cho khúc đê vững trãi. Nhưng trái lại, thật nực cười quan phụ mẫu lại ở trên đình cao vững trãi. Cách xa nơi khúc đê thẩm lậu đén bốn, năm trăm thước nước có lên cao đến đâu cũng không việc gì.Quan đi hộ đê mà mang theo đầy đủ các vật dụng quý giá và bày la liệt đến rối cả mắt: trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm,… Hành trang quan mang theo như đi du lịch hay đi thư giãn, chứ không phải xông pha vào nơi nguy hiểm mà tính mạng của cải của người dân đang ngàn cân treo sợi tóc. Chỉ bằng vài nét phác họa, ta đã hiểu mười mươi rằng quan không hề chuẩn bị tâm tư cho việc hộ đe mà hắn đã sắp sẵn cho mình một cuộc du ngoại vui chơi kỳ thú. Đi hộ đê đáng lẽ quan phụ mẫu và bọn tay sai phải có mặt tại nơi khúc đê sung yếu nhất để đôn đốc mọi người cố hết sức giữ lấy khúc đê thì trái lại bọn chúng lại tụ tập trong đình đèn thắp sáng trưng nha lệ kẻ hấu người hạ đi lại tấp nập, rộn ràng. Người gãi chân, đứa đứng quạt, người dâng bát yến hấp đường phèn. Không khí trong đình tĩnh mịch nghiêm trang nhân nhã dường vệ,nghi lễ tôn nghiêm như thần thánh. Nhân dân ngoài đe hàng trăm con người, kẻ thì thuổng, người thì quốc, kẻ đọi đát vác tre nào đắp nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ai nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh thật là thảm ấy trong khi người dân chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ đem thân hèn yếu đối mặt với mưa to gió lớn để bảo vệ lấy tính mạng tài sản của mình. Thì lúc này quan cha mẹ đang ở đâu? Ngoái đe tuy mưa to gió lớn vẫn ầm ầm dân phu lo sợ rối rít gội gió tắm mưa như đàn sâu lũ kiến thời quan đang ở trong đình đánh bài, ung dung cười nói vui vẻ khi đê vỡ dân trôi ngài cũng mặc kệ. Đê vỡ mặc đê nước sông không bằng ván bài cao thấp ngồi trong đình sẵn người bốc nọc, chơi bài ăn yến nhiều đường thú vị. Nhìn cách quan ung dung đánh bài thì không ai tin rằng ở đó sắp xảy ra một thảm cảnh nguy hiểm. Ai cũng thấy thương xót chỉ có kẻ lòng lang dạ thú mới dửng dưng như thế. Khi có tin đê vỡ, nghe tiếng dậy trời dậy đất, mọi người đều hoảng sợ thì quan lớn cau mặt gắt:”Mặc kệ!” rồi giục mọi người chơi tiếp. Tiếng người nhốn nháo sợ hãi, nước chảy ào ào như thác, tiếng súc vật kêu vang. Một người nhà quê tất tưởi chạy vào báo tin “Đê vỡ rồi!” thì quan phụ mẫu quát lớn: “Thời ông cắt cổ chúng mày”,”Thời ông bỏ tù chúng mày”. Rồi quay ra giục chơi tiếp. Thê thảm thay khi đe vỡ, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở người chết không nơi chôn lênh đênh mặt nước tình cảnh thảm sầu không sao kể siết thì lúc này quan đang sung sướng tột cùng vì ù được ván bài to nhất “ù thông tôm chi chi nhảy”.
      Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” với hai biện pháp nghệ thuật lá tương phản và tăng cấp. Tác giả Phạm Duy Tốn đã phản ánh đòi sống khổ cực của nhân dân đồng thời lên án thói vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến – những tên sâu bọ khiến người người căm hận.
    #chucbanhoctot

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới