1 số bạn lớp em bỏ học để đi chs điện tử em hãy viết 1 bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó từ bỏ lối ham chơi để tập

1 số bạn lớp em bỏ học để đi chs điện tử em hãy viết 1 bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó từ bỏ lối ham chơi để tập trung vào công việc học

2 bình luận về “1 số bạn lớp em bỏ học để đi chs điện tử em hãy viết 1 bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó từ bỏ lối ham chơi để tập”

  1.   Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin hiện nay đã mang theo vô số tiện ích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người nhưng cũng tiềm ẩn tác hại nếu không sử dụng hợp lý. Một trong những tiện ích đó là các trò chơi điện tử, vốn là trò chơi giải trí lành mạnh song hiện tượng ham mê điện tử ở lứa tuổi học sinh đã gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp tới các bạn học sinh.
     Trò chơi điện tử là các trò chơi trên các thiết bị điện tử: điện thoại, laptop, tivi,… những trò chơi này được thiết kế sinh động, bắt mắt và thú vị,…thu hút rất nhiều người chơi, đặc biệt là các bạn trẻ. Trong một giới hạn nhất định, trò chơi điện tử cũng đem lại một số lợi ích như: giúp con người thư giãn, giải tỏa căng thẳng đầu óc sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Có những game còn được thiết kế để phát triển trí tuệ cho con người.
     Tuy nhiên, nếu lạm dụng và chơi game mất kiểm soát thì sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường. Người chơi nếu chơi liên tiếp trong nhiều tiếng liên tục sẽ gây mỏi mắt, chóng mặt, đau đầu, chơi đến quên ăn quên ngủ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Ham chơi quá nhiều sẽ gây xao nhãng học tập, có trò chơi còn mang tính chất bạo lực, con người rất dễ bắt chước. Rồi còn rất nhiều những tệ nạn xã hội nảy sinh từ đây như trộm cắp, cướp giật, đánh nhau…chỉ để có tiền chơi điện tử. Khi đăm chìm trong game và thế giới ảo có thể bạn sẽ dần mất đi các mối quan hệ ngoài thực tế. Chính người chơi đang biến trò chơi điện tử trở thành có hại, mỗi chúng ta nên lựa chọn và cân nhắc game nào phù hợp với mình, mình nên chơi ở mức độ nào để ko ảnh hưởng tới việc học, từ đó mới có thể ngăn chặn và đẩy lùi những tác hại của việc lạm dụng trò chơi điện tử mang lại.
     Như vậy, đam mê điện tử là ham muốn tức thời nhưng gây ra những hệ lụy lâu dài. Vì tương lai của bản thân và xã hội, hãy cùng nhau chung tay góp sức để ngăn chặn và đẩy trò chơi điện tử ra xa cuộc sống của chúng ta.

    Trả lời
  2. Học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với tương lai, sự nghiệp của mỗi người. Nhưng trên thực tế vẫn còn một số bạn lơ là chưa có ý thức học tập. Vì thế ngày xưa, ông cha ta đã từng dạy: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”
    Quả đúng là như vậy, việc học rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Vậy học là gì? Học chính là quá trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức thông qua việc học tập ở trường và ngoài xã hội. Chúng ta có thể học thông qua thầy cô, bạn bè, người thân, học qua việc đọc sách, nghiên cứu. Ai sinh ra và lớn lên đều mong muốn sau này có việc làm tốt, làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Muốn làm được việc đó thì cần phải có tri thức. Muốn có tri thức cần phải chăm chỉ học tập, tích lũy kiến thức cần thiết. Việc học tập là một quá trình lâu dài, từng bước từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến nâng cao, nên chúng ta cần chăm chỉ học tập từ khi cắp sách tới trường. Mười hai năm học cung cấp cho chúng ta những kiến thức toàn diện về các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,…Nếu chúng ta không chăm chỉ học tập, thì sau này, chúng ta sẽ không thể lựa chọn cho mình nghề nghiệp phù hợp, dẫn đến một tương lai không tươi đẹp, con đường phía trước sẽ vô cùng gian lao và khó khăn.
    Thực tế đã chứng minh có rất nhiều bạn không chăm chỉ học tập nên khi trưởng thành cảm thấy hối tiếc và hối hận vì khi còn trẻ đã không chịu khó học tập, tích lũy kiến thức. Những người đó đến khi trưởng thành không có việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, thậm chí còn sa vào chơi bời nghiện ngập, đến khi hối hận thì đã quá muộn. Không những họ không làm gì cho xã hội mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và cho cả xã hội. Vì thế ông cha ta đã từng nói: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Đó là lời dạy hoàn toàn đúng đắn và còn có ý nghĩa đến tận ngày nay và mai sau.
    Trong thực tế không phải là có ít những tấm gương học tập tiêu biểu. Một trong số đó không thể không kể đến chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Sinh ra trong hoàn cảnh nước mất nhà tan, bị thực dân Pháp và cách phong kiến đô hộ, chàng thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Người làm tất cả các nghề để kiếm sống, từ phụ bếp trên tàu đến phụ bếp trong khách sạn, dọn tuyết ngoài đường, đi đến các nước Á Phi, Mỹ La Tinh. Bác có thể viết và đọc thành thạo nhiều thứ tiếng. Điều đó chứng tỏ Người đã phải nỗ lực để học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức. Bác Hồ – vị chủ tịch kính yêu của dân tộc chính là một tấm gương sáng cho con cháu mai sau. Ngoài Bác Hồ, một tấm gương không chỉ sáng trong học tập mà còn sáng lên ở ý chí đấu tranh vượt qua khó khăn, đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Ngay từ bé, thầy đã bị liệt cả hai tay nên phải luyện viết bằng chân. Những ngày đầu tập viết, chuyện này không hề đơn giản, nhưng thầy đã không bỏ cuộc giữa chừng.
    Việc học tập đòi hỏi phải có tính khoa học và sáng tạo, phải biết vận dụng tri thức của mình vào thực tế cuộc sống. Học không chỉ học lý thuyết mà còn cần kết hợp với thực hành và rèn luyện. Cánh cửa duy nhất mở ra tương lai tương sáng chỉ có thể là cách học khoa học, hiệu quả, và chìa khóa để mở cánh cửa đó là tri thức. Vì vậy nếu không chịu khó học tập, thì ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay thì việc học tập càng trở nên cần thiết và quan trọng vô cùng. Nhờ học tập mà chúng ta có thể đóng góp cho đất nước, giúp cho đất nước Việt Nam nhỏ bé có thể phát triển hùng cường, sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Còn nếu không học, ta sẽ tự loại mình khỏi vòng quay của xã hội, trở thành một người vô ích.
    Đúng như lời khuyên của ông cha ta: “Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Muốn phát triển, chúng ta cần không ngừng rèn luyện, nỗ lực, trau dồi kiến thức, để không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn cho gia đình và cả xã hội.

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới