“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngon lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… Lận đận đời bà

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngon lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…
Lận đận đời bà biết mất nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi! kì lạ và thiêng liêng bếp lửa…
Phân tích đoạn thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với đoạn thơ, khổ thơ khác nói về tình cảm gia đình mà em biết để thấy điểm gặp gỡ của những tác giả khi viết về đề tài này.

1 bình luận về ““Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngon lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng… Lận đận đời bà”

  1. Mình lập dàn ý thôi nhe ;-; 
    ( 3 dòng đầu : khổ 5 ) : Suy nghĩ về bà và bếp lửa
    – Các phó từ “lại” + các từ “sớm” , “chiều” 
     + Gợi vòng thời gian luận chuyển tuần hoàn
     + Cho thấy công việc nhóm bếp của bà trở thành thường xuyên -> gợi sự tảo tần, chịu thương chịu khó của bà
    – Sự chuyển đổi của hình ảnh “bếp lửa” sang “ngọn lửa”
     + “Bếp lửa” là hình ảnh thực
     + “Ngọn lửa” là hình ảnh mang tính biểu tượng 
        . Ngọn lửa được ấp ủ và nhóm lên bằng tình yêu thương của bà luôn tỏa sáng, soi rọi trong lòng cháu  
        . Ngọn lửa của sức sống, niềm tin ấm áp
    ( Các câu còn lại : khổ 6 ) : Suy ngẫm về cuộc đời và phẩm chất của bà
    – BPTT đảo ngữ, đảo từ láy “lận đận” + hình ảnh ẩn dụ “nắng mưa” nhấn mạnh cuộc đời tảo tần, tấm lòng đôn hậu, giàu đức hi sinh của bà
    – BPTT điệp ngữ “nhóm”
     + Nghĩa thực : hành động cho lửa bén vào đất đốt làm cháy lên
     + Nghĩa chuyển ( h/ả ẩn dụ ) : khơi dậy tình yêu thương, niềm vui, ước mơ, hoài bão trong lòng cháu
    -> Nhấn mạnh bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người truyền lửa. Nhóm bếp lửa cũng là để bà truyền cho cháu; bà khơi dậy trong cháu những tình cảm tốt đẹp; sự kiên trì bền bỉ, tình yêu thương ruột thịt, sự đùm bọc, sẻ chia, tình làng nghĩa xóm và rộng ra là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. Những tình cảm đáng quý ấy đã nuôi dưỡng và làm bừng sáng ước mơ, khát vọng trong cháu. Nó vừa là điểm tựa, vừa nâng bước chân cháu trong suốt hành trình dài của cuộc đời
    * Suy ngẫm về bếp lửa 
    – Phép đảo ngữ + câu cảm thán cùng với thán từ “ôi” : bộc lộ sự ngạc nhiên của người cháu trước những việc bà vẫn làm thường ngày
    – Bếp lửa kì lạ và thiêng liêng bởi : tự viết nốt
    => Từ ngọn lửa bình dị bà nhóm lên, cháu nhận ra t/cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, mở rộng thành quê hương, đất nước. Từ đó, ta cảm nhận được sự biết ơn vô bờ của người cháu dành cho bà kính yêu
    * Các bài có liên quan tới tình cảm gia đình : chiếc lược ngà, nói với con

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới