2. Giải thích câu nói của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi.

2. Giải thích câu nói của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi.

2 bình luận về “2. Giải thích câu nói của Lê – nin: Học, học nữa, học mãi.”

  1. Câu nói của V.I.Lenin đã đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc đời của mỗi người. “Học” là hành động tiếp thu kiến thức, cái mới, những điều hay lẽ phải để con người trau dồi bản thân, vốn trí thức của mình. Tuy nhiên, theo V.I.Lenin, cần phải “Học nữa” tức là học thêm nhiều cái mới mẻ hơn những kiến thức cơ bản ở trường lớp hay sách vở, học tăng lên một trình độ khác khó hơn, rộng hơn để nâng cao trình độ hiểu biết. Và cuối cùng ông khẳng định “Học mãi”, nghĩa là say mê, học hỏi suốt đời, không giới hạn tuổi tác, sức khỏe, học không ngừng nghỉ, luôn không ngừng tiếp thu thêm mọi điều xung quanh ta. Như vậy, với cách nói tăng tiến, Lenin đã đưa ra một chân lý đanh thép mà đúng đắn vô cùng, đó là trong cuộc sống, con người ta luôn phải không ngừng học tập, rèn luyện, tiếp thu tri thức nhân loại.
    xin câu trả lời hay nhất nha
    chúc bạn học tốt

    Trả lời
  2. $Bài$ $làm$
    Việc học hỏi luôn là một quá trình lâu dài bởi ai cũng mong muốn có nhiều tri thức để có thêm hiểu biết. Vì vậy, $Lê-nin$ vị lãnh tụ vĩ đại của nước Nga từng có câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.
             Trước tiên, ta tìm hiểu ý nghĩa câu nói trên. “Học” là gì$?$ Học là quá trình tiếp nhận kiến thức, giúp cho bản thân có thêm nhiều hiểu biết trong các lĩnh vực của cuộc sống. “Học nữa” có nghĩa là học từ trình độ này đến trình độ khác, học từ dễ đến khó, học từ cơ bản đến nâng cao. Phải “học nữa” bởi vì kiến thức không bao giờ vơi cạn mà là một mạch nối tiếp, chúng ta không nên ngừng học mà là phải học nhiều hơn nữa để mở rộng và nâng cao trình độ hiểu biết, càng học càng trưởng thành để chúng ta càng hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn. “Học mãi” có nghĩa là phải học liên tục, không giới hạn về thời gian, về tuổi tác, tuổi càng cao con người càng trưởng thành, càng có ích xã hội bởi ta tích lũy được nhiều kiến thức nhờ việc học đem lại.
             Chúng ta được biết: kiến thức của nhân loại là bao la, mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của con người chỉ như giọt nước trong biển cả ấy. Hơn nữa, mỗi giây trôi qua trên hành tinh lại có những phát minh mới, nếu chúng ta không học, ta sẽ bị lạc hậu. Vì vậy, nhà bác học Đác$-$uyn từng nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Việc học giúp nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết, giúp hòa đồng, giao tiếp ứng xử với mọi người trong cộng đồng, giúp làm việc có hiệu quả tốt đẹp. Học sinh học tập, trau dồi kiến thức để sau này có một việc làm, có vị trí trong xã hội…
              Để học tập có hiệu quả, trước hết, ta phải xác định được mục đích học tập và phương pháp học tập sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Không chỉ học trong sách vở, học ở trường lớp, chúng ta cần học ở những người đi trước, học ở bạn bè, học từ thực tế cuộc sống như những câu tục ngữ: “Học thầy không tày học bạn”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” mà ông cha ta đã đúc kết được. Ngoài ra, luôn tạo thói quen học tập sáng tạo, tránh học kiểu đối phó, học kiểu sao chép, học tủ, học lệch.
              Sở dĩ cần phải học tập là vì những người không chịu học tập sẽ bị thụ động, không tự chủ, sống luôn dựa dẫm vào kẻ khác, thiếu hiểu biết nên làm việc kém hiệu quả, cuộc sống sẽ nghèo nàn, lạc hậu.
         Tóm lại, câu nói của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi” là lời khuyên quý báu giúp ta ý thức được vai trò và nhiệm vụ học tập của mỗi người. Là học sinh, hãy kiên trì, nỗ lực học tập để nâng cao vốn hiểu biết, vốn tri thức để góp phần xây dựng quê hương đất nước sau này.
    $\text{Xin hay nhất ạ!}$
    $#leh603473$

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới