Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi.Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp,quần áo ướt đầm, tất tả chạy

Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi.Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp,quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng :
– Đê vỡ rồi !… Đê vỡ rồi, thời ông cổ cách chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ?… Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa à ?
Câu1:
Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu2:
Xác định phương thức biểu đạt chính và thể loại của đoạn văn trên?
Câu3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ liệt kê trong đoạn trích?
Câu4:Nêu thái độ của tác giả với đoạn trích?
Câu5:Qua đoạn trích trên, chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường giảm thiên tai?
Câu6:Em đã rút ra bài học gì qua đoạn trích?

2 bình luận về “Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi.Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp,quần áo ướt đầm, tất tả chạy”

  1. câu 1:Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn.
    câu 2:Phương thức biểu đạt chính của văn bản Sống chết mặc bay là: Tự sự và biểu cảm.
    câu 3:
    Phép liệt kê trong đoạn văn:
    -mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.
    => Tác dụng: Diễn tả cuộc sống xa hoa , phung phí ,.. của quan “phụ mẫu”
    -kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ…
    => Tác dụng: Diễn tả một cách sâu săc, sinh động không khí hộ đê, các nỗ nực của dân phu nhằm cứu con đê sắp vỡ.mik chỉ tìm đc nhiu!!!
    câu 4:– Thái độ của tác giả đối với người dân: thương xót, cảm thông, lên tiếng kêu cứu cho họ:
    + Thể hiện qua những chi tiết miêu tả cảnh người dân nhỏ bé, đang căng ra chống chọi với mưa to nước lớn, với nguy cơ vỡ đê.
    + Thể hiện qua những câu cảm thán, trữ tình ngoại đề xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm.
    câu 5:   Lũ lụt, thiên tai đã làm khổ bao người, từ những người dân phu trong bài “Sống chết mặc bay” phải gắng sức giữ đê cho đến những người dân miền Trung phải sống bơ vơ giữa dòng nước lũ. Nhưng không phải do thiên nhiên mà là do chính con người chúng ta đã làm nên thiên tai. Con người đã phá rừng, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước,… Hậu quả là thủng tầng Ozon, lũ lụt, hạn hán, động đất,… gây hại đến những người khác, những người đồng bào thiện lương vô tội. Chính vì thế, giờ đây chúng ta phải cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường để giảm thiểu tác hại của lũ lụt, thiên tai. Thứ nhất, chúng ta phải gây dựng lại rừng, rừng có khả năng chống xói mòn đất, giúp đất giữ nước, ngăn không cho lũ lụt tràn về. Thứ hai, chúng ta phải tiết kiệm năng lượng xăng, dầu,… vì khi sử dụng chúng thì chúng ta đang thải ra lượng lớn khí cacbon vào không khí, gây nóng lên toàn cầu, băng ở hai cực tan chảy dễ gây lũ lụt. Sau đó, ta cần khuyến khích mọi người, bắt đầu từ người thân trong gia đình phải tiết kiệm năng lượng và cùng nhau bảo vệ rừng. Và cuối cùng, chúng ta nên đóng góp một phần công sức của mình trong công việc thiện nguyện, ủng hộ, hỗ trợ người dân ở vùng bị lũ lụt, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến cho họ để họ lạc quan vượt qua khó khăn.
    câu 6:
    Bài học :
    + Sống đoàn kết với mọi người, tinh thần tương thân tương áiúc bấy giờ được mọi người dân phát huy rất mạnh mẽ
    + Không nên sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân mình như tến quan phụ mẫu
    + Không tiêu sài hoan phí, luôn luôn quan tâm đến những người xung quanh mình
    mong 5 sao dài mà 20 sao bữa sau ủng hộ nhìu lên nha!!!

    Trả lời
  2. Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
    – Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Sống chết mặc bay”.
    – Tác giả: Phạm Duy Tốn
    Câu2: Xác định phương thức biểu đạt chính và thể loại của đoạn văn trên?
    – PTBD: Tự sự
    – Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là truyện ngắn hiện đại.
    Câu3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ liệt kê trong đoạn trích?
    – Liệt kê: “một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào”
    Tác dụng : Tạo nhịp điệu cho câu văn, làm nổi bật hoá tình cảnh bi thương câu truyện. Nhấn mạnh nỗi lo sợ , hốt hoảng của người dân khi đê vỡ, bày tỏ được nỗi thương xót đối với nhân dân. Qua đó phần nào nói lên ” sự vô nhân đạo ” của quan phụ mẫu và phê phán tên quan vô lại.
    Câu4:Nêu thái độ của tác giả với đoạn trích?
    – Tác giả đã phần nào bày tỏ thái độ thương xót cho người dân cực khổ khi đê vỡ và cũng bày tỏ thái độ căm phẫn của sự vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu.
    Câu5:Qua đoạn trích trên, chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường giảm thiên tai?
    + Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở
    + Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
    + Hạn chế sử dụng túi nilon
    + Tích cực trồng cây xanh, phủ xanh đồi trọc
    + Không khai thác rừng đầu nguồn.
    + Tuyên truyền các biện pháp bảo vệ môi trường
    Câu6:Em đã rút ra bài học gì qua đoạn trích?
    – Phải biết bảo vệ môi trường, … (thú thật thì câu này tuôi không biết ;-; )
    ————-Tối an lành và học tốt nhé!———-

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới