ĐẶC TRƯNG của thể loại văn học: – Thơ – Truyện ngắn – Kịch

ĐẶC TRƯNG của thể loại văn học:

– Thơ

– Truyện ngắn

– Kịch

2 bình luận về “ĐẶC TRƯNG của thể loại văn học: – Thơ – Truyện ngắn – Kịch”

  1. – thơ:
    ±Nội dung trữ tình là tiếng nói của tình cảm con người, của những rung động trái tim trước cuộc đời bộc lộ qua cái tôi trữ tình
    ±ngôn ngữ : vừa cô đọng, vừa hàm súc, giàu tình cảm, giàu nhịp điệu
    -truyện ngắn:
    ±truyện phản ánh đời sống theo tính khách quan
    ±nhân vật hư cấu , dc tổ chức một cách nghệ thuật
    ±nhân vật dc miêu tả chi tiết , sống động gắn với hoàn cảnh
    ±phạm vi phản ánh ko bị hạn chế về không gian và thời gian
    ±ngôn ngữ gần với đời sống
    -kịch:
    ±tái hiện những xung đột trong cuộc sống qua diễn biến của cốt truyện kịch và hành động của các nhân vật kịch
                                                    anh gửi em nhá !!!

    Trả lời
  2. – Thơ:  là sự thổ lộ tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Tính trữ tình là đặc trưng nổi bật nhất của nội dung thơ. Đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần. Nhiệm vụ chính của thơ là gợi lên cho ý thức nhận thấy sức mạnh của cuộc sống tinh thần và tất cả những gì lay động, làm xúc động người đọc.
     thơ biểu hiện bằng biểu tượng, ý tượng với ngôn từ thơ được cấu tạo đặc biệt. Cách tổ cách ngôn từ đặc biệt ở câu thơ cũng tạo cho nó khả năng trở nên đa nghĩa. Có thể nói, thơ là nghệ thuật của biểu tượng
    – Truyện ngắn:  phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện (trần thuật) nào đó. Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.
    Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp còn có lời độc thoại nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài khi thì nhập tâm vào nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện gần với ngôn ngữ đời sống.
    – Kịch: Xung đột là yếu tố thiết yếu, là cơ sở của kịch, Hành động trong kịch bản văn học chủ yếu thông qua ngôn ngữ – hành động
    Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nhân vật ở trong kịch phải là ngôn ngữ mang tính hành động, tính khẩu ngữ, tính hàm súc và tính tổng hợp cao

    Trả lời

Viết một bình luận

Câu hỏi mới