Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong học đường hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Mọi người giúp em ạ.
Ăn quà là một thói quen xấu của học sinh trong học đường hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên.
Mọi người giúp em ạ.
Câu hỏi mới
Dạo quanh trước các cổng trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trước và sau giờ học, chúng tôi bắt gặp cảnh học sinh, sinh viên đứng ngồi la liệt tại các hàng quán khu vực xung quanh khu vực trường học. Từ những hàng nước bầy bán trên vỉa hè, các quán cóc nho nhỏ với dăm ba loại hoa quả, bánh kẹo… luôn chật ních học sinh, sinh viên. Thậm chí có những bạn trẻ ngồi bệt xuống đất để ngắm cảnh phố phường vào giờ tan tầm nhộn nhịp.
Đi dọc các trục đường vào nhà trọ sinh viên hay khu vực có nhiều trường học, các quán vỉa hè mọc lên “như nấm sau mưa”, đông vui như trẩy hội. Từ những hàng bán đồ ăn vặt như: Thịt nướng, thịt rô ti, ốc, nem chua, nem nướng, chè, bánh tráng đập, hoa quả dầm, sinh tố… đến các quán chuyên kinh doanh đồ ăn vặt đều toàn thấy học sinh, sinh viên ngồi ăn. Các chủ quán cho biết ở những nơi đông đúc sinh viên thế này không bao giờ bị ế hàng cả. Những ngày thứ 7, chủ nhật hay những khi thời tiết xấu càng có nhiều khách đến ăn hàng quán.
Một số nơi vỉa hè mất vệ sinh, mùi hôi thối từ cống rãnh bốc lên ô nhiễm nhưng chủ quán vẫn mở hàng bán một cách rất ngang nhiên. Với vài bộ bàn ghế nhựa cũ kỹ, cáu bẩn, cùng chiếc xe đẩy chất đầy nồi niêu đựng mỳ, bún, thịt, rau… Chén, đĩa vứt bừa bãi dưới lối đi, thức ăn dư thừa đổ tung tóe. Ấy vậy mà hàng quán lúc nào cũng tấp nập người ăn, bởi một lý do đơn giản là rẻ. Em T.A.H.M – học sinh Trường THCS Trưng Vương (Hải Châu, Đà Nẵng) cho hay: “Đã có lần em ăn phải miếng thịt hôi, vừa bỏ vào miệng là phải ói ra ngay. Từ đó, mỗi khi ăn ở mấy quán vỉa hè, em luôn có cảm giác ghê ghê. Nhưng mỗi khi thấy vui vui, bạn bè lại rủ nhau ra hàng quán “nhâm nhi” chút đồ ăn vặt”.
Có thể nói thức ăn hàng quán xung quanh khu vực trường học, nhà trọ có giá khá bình dân nên đã thu hút được số lượng lớn khách hàng là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi này thì lại là vấn đề đáng báo động. Không chỉ môi trường xung quanh khu vực bán bị ô nhiễm, thức ăn không được bảo quản tốt, thiếu nước sử dụng… mà người bán chưa được khám sức khỏe định kỳ và còn dùng tay không để bốc thức ăn. Một phụ huynh có con học tại Trường THCS Trưng Vương lo lắng: “Mỗi khi đến trường đưa đón cháu, thấy cháu cùng bàn bè ngồi ăn đồ vặt trước cổng trường cũng lo lắng lắm. Không biết các loại thức ăn, đồ uống các hàng quán có đảm bảo vệ sinh không, hay là thực phẩm ế ẩm, kém chất lượng bị “phù phép” rồi bán cho các cháu thì nguy hại quá. Nhiều lần nhắc nhở cháu, nhưng tính các cháu lại ham vui…!”.
Qua thực tế tìm hiểu về công tác y tế học đường năm học 2012 -2013 tại các trường trên địa bàn Đà Nẵng và từ các con số thống kê, tổng hợp các loại bệnh mà học sinh, sinh viên thường mắc phải thì cho thấy các bệnh liên quan đến răng miệng, viêm dạ dày, đường ruột, rối loạn tiêu hóa… chiếm đa số. Từ đó, nhiều giáo viên các trường bày tỏ lo ngại trước thực trạng học sinh, sinh viên có thói quen ăn quà vặt. Thói quen đó không những đe dọa đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, phát triển tâm hồn, tạo thói quen không tốt cho học sinh, sinh viên.
Vì vậy, mọi gia đình cũng như nhà trường cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục, nhắc nhở các em không ăn quà vặt, nhất là uống nước giải khát do những của hàng bán rong trước cổng trường. Các bậc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt cũng là biện pháp phòng chống cần thiết để con em mình không bị nhiễm khuẩn qua những đồ ăn thức uống không bảo đảm vệ sinh.