Tìm những bài nhật kí đội viên hay về Bác Hồ nha đang cần gấp nhớ có tâm tí
Tìm những bài nhật kí đội viên hay về Bác Hồ nha đang cần gấp nhớ có tâm tí
1 bình luận về “Tìm những bài nhật kí đội viên hay về Bác Hồ nha đang cần gấp nhớ có tâm tí”
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh một danh nhân Văn hoá thế giới, lãnh tụ thiên tài kính yêu, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc của đất nước ta, đã nhiều lần khẳng định: nghề Nhà giáo là nghề rất cao quý, rất vẻ vang. Người nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục… Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa”. Đặc biệt, Người đã khẳng định: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất.
Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang ấy, theo Người, mỗi nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của người giáo viên. Trước hết, phải không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực toàn diện.
Trên tinh thần nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”; Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình… Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất”. Người dẫn lại câu nói của Khổng Tử: “Học không biết chán, dạy không biết mỏi” và lời dạy của V.I.Lênin:“Học, học nữa, học mãi”để nhấn mạnh rằng người huấn luyện nào tự mãn cho mình giỏi rồi mà dừng việc học lại là lùi bước, là lạc hậu, là tự đào thải mình. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng ngời cho học sinh học tập noi theo.
Ngoài việc nhắc nhở các thầy giáo, cô giáo phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, Người còn thường xuyên nhắc nhở mỗi thầy giáo, cô giáo phải thường xuyên rèn luyện đạo đức nhà giáo mẫu mực. Người nhấn mạnh: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”.
Để rèn luyện đạo đức, Người luôn nhắc nhở các nhà giáo phải thanh liêm, trung thực, biết đặt lợi ích của đất nước, của nhà trường lên trên lợi ích cá nhân. “Cô giáo, thầy giáo trong chế độ ta cần phải góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải có chí khí cao thượng, phải “tiên ưu hậu lạc” nghĩa là khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ. Đây là đạo đức cách mạng”. Và “Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”.
Trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức nhà giáo, Người hết sức coi trọng việc xây dựng tình đoàn kết. Người dặn dò: “Trước hết là phải đoàn kết. Đoàn kết thật sự, giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa trò và trò, giữa cán bộ và công nhân. Toàn thể nhà trường phải đoàn kết thành một khối thống nhất, đoàn kết phải thật sự trăm phần trăm chứ không phải chỉ là đoàn kết miệng”.
Phải thật sự yêu nghề, yêu trò; Yêu nghề, yêu trò là phẩm chất, là yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với mỗi nhà giáo. Bởi đây là cơ sở, là động lực thôi thúc trách nhiệm và nhiệt huyết để mỗi nhà giáo phấn đấu hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của mình. Đó là cái tâm trong sáng và cao thượng của các nhà giáo. Mỗi cô giáo, thầy giáo phải yêu nghề, yêu trò sâu sắc thì mới có thể trở thành nhà giáo tốt, nhà giáo mẫu mực, được xã hội tôn vinh và kính trọng. Người căn dặn: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản?”. Yêu trò – là tất cả vì sự tiến bộ của trò, “Phải thương yêu các cháu như con em ruột thịt của mình, không nên phân biệt đối xử các cháu vùng này hay các cháu vùng khác. Cháu nào cũng là con em đại gia đình ta, cũng là do Đảng và Chính phủ giao cho các cô, các chú phụ trách nuôi dạy”. Yêu nghề, yêu trò còn thể hiện trong cách quan tâm, chăm lo, tổ chức tốt đời sống vật chất, tinh thần trong trường học. Bác dặn “Các cô, các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tăng cường bảo đảm sức khỏe và an toàn”.
Hiện nay, trong bối cảnh nền giáo dục nước nhà đang có nhiều tiêu cực, nhất là về nạn bằng cấp, hiện tượng tiêu cực trong thi cử, dạy thêm, học thêm, một số nhà giáo vì những lợi ích vật chất tầm thường mà đánh mất phẩm giá cao đẹp. Đặc biệt sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khoá XI) đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo có đủ đức tài, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước. Trước tình hình ấy, việc nghiên cứu, quán triệt và thực hiện đúng đắn những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện phẩm chất, năng lực của đội ngũ nhà giáo càng quan trọng và cấp thiết đối với mỗi nhà giáo.
Những quan điểm và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện phẩm chất, đạo đức, năng lực của Nhà giáo ngay từ ngày đầu lập nước cho đến khi Người đi xa về sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào đạo những con người có tài, có đức, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, cũng chính là những vấn đề cơ bản mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặt ra và yêu cầu đổi mới một nền giáo dục của nước nhà ngày càng phát triển lên một tầm cao mới và chiều sâu mới, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước trong thời kỳ hội nhập Quốc tế hiện nay.
1 bình luận về “Tìm những bài nhật kí đội viên hay về Bác Hồ nha đang cần gấp nhớ có tâm tí”