Lập luận giải thích về câu ca dao nhiễu điều phũ lấy giá sương (Ko chép mạng)
Lập luận giải thích về câu ca dao nhiễu điều phũ lấy giá sương
(Ko chép mạng)
2 bình luận về “Lập luận giải thích về câu ca dao nhiễu điều phũ lấy giá sương (Ko chép mạng)”
Cuộc sống hiện nay của chúng ta không phải lúc nào cũng thuận buôm xuôi gió mà sẽ có lúc, con người sẽ gặp phải những sóng gió, giông bão thậm chí là cả những thất bại. Nếu không có tình yêu thương, sự động viên giúp đỡ của mọi người xung quanh thì ta khó có thể vượt qua. Hiểu rõ được điều này, ông cha ta đã đưa ra lời khuyên quý giá về tình yêu thương con người trong câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng để lại bài học sâu sắc. Ở câu tục ngữ này, ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc “nhiễu điều” và “giá gương” để làm nhắn nhủ đến ta. Trước hết, về nghĩa đen, “nhiễu điều” – tấm vải được phủ lên giá gương làm cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung không vướng bụi bẩn, sạch sẽ nhất. Còn “giá gương” – vật dụng mà cần có “nhiễu điều” để bảo vệ, giúp gương trở nên sáng bóng. Hai vật này không thể sống thiếu nhau vì “giá gương” thiếu “nhiễu điều” sẽ bị dính bụi bẩn mà “nhiễu điều” thiếu “giá gương” sẽ không thể phát huy được công dụng vốn có của nó. Nghĩa bóng của nó là cũng như “nhiễu điều” và “giá gương” luôn ở bên nhau, giúp đỡ nhau khiến vật kia trở nên tốt đẹp và có ý nghĩa hơn thì chúng ta cần phải thương yêu, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Từ đó, qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn khuyên nhủ chúng ta rằng sống phải có lòng yêu thương con người, trân trọng, bao dung cho người khác. Đó là thông điệp người xưa muốn gửi đến chúng ta ngày nay.
Có vô vàn những lí do để ta sống phải có lòng yêu thương. Trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em, tuy không cùng huyết thống nhưng chung một tiếng nói, một màu da. Điều đó có nghĩa là mỗi người dù ở nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam bao la rộng lớn này đều chảy chung một dòng máu – dòng máu Lạc Hồng. Vì thế, yêu thương và che chở lẫn nhau là một điều tự nhiên và tất yếu, không bao giờ thay đổi. Không chỉ vậy, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hòa nhập vào cộng đồng nên phải biết quan tâm và thương yêu. Từ thời xa xưa, yêu thương, giúp đỡ nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta; trách nhiệm của mỗi người là giữ gìn và phát huy. Bên cạnh đó, chúng ta cần có lòng nhân ái bởi xung quanh ta đang còn nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn, có biết bao cách tay đang dang ra mong mỏi được giúp đỡ. Giúp đỡ họ nhưng cũng chính là giúp đỡ bản thân mình vì chẳng may ta gặp khó khăn những người tốt khác hay chính người ta đã giúp đỡ sẽ giúp lại ta; cùng vượt qua số phận. Ngoài ra, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì đã làm được những điều có ích và tốt đẹp. Những việc làm nhân đạo như vậy sẽ góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ, tươi đẹp, giàu tình nhân ái, đất nước phát triển; giúp cho người với người xích lại gần nhau hơn để tạo nên mối qua hệ tốt đẹp. Không chỉ vậy, người có lòng nhân ái sẽ được mọi người yêu mến, quý trọng; kẻ sống thờ ơ, ích kỉ theo lối sống “đèn nhà ai nấy rạng” sẽ bị mọi người và xã hội lên án và phê phán. Chính tình yêu thương con người đã giúp ta có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Tình yêu thương được thể hiện qua rất nhiều phương diện cụ thể, không chỉ trong lời nói, suy nghĩ mà cả trong hành động, việc làm thiết thực. Khi xưa, trong chiến tranh, tinh thần đồng chí gắn bó đầy yêu thương của những người bộ đội được bộc lộ như: chia nhau từng củ sắn, từng bát cơm, thậm chí có thể vì nhau mà sống chết, để lại biết bao câu chuyện cảm động cho thế hệ sau này. Ngày nay, trong gia đình, con cái phải biết kính yêu, phụng dưỡng cha mẹ; anh chị em đoàn kết, biết đùm bọc nhau. Trong xã hội, ta hãy giúp người già đi qua đường, nhường chỗ cho họ, phụ nữ mang thai, trẻ em và người khuyết tật trên xe buýt. Tích cực tham gia các phong trào từ thiện bất kể vật chất hay tình thần như: quyên góp, ủng hộ người nghèo, đồng bào miền Trung bị lũ lụt lũ lụt và cả xây dựng ngôi nhà tình thương cho những đứa trẻ mồ côi,…
Có thể khẳng định rằng tình yêu thương là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Câu tục ngữ “nhiễu điều phủ lấy giá gương/người trong một nước phải thương nhau cùng” đã mang đạo lí ý nghĩa đến thật tinh tế; nhắc nhở chúng ta sống phải có tình yêu thương. Từ đó mà ta hãy rèn luyện và phát huy tình yêu thương con người trong ta.
P/s: đề cương ôn tập học kì có sẵn của mình ạ, bạn đọc tham khảo nha
Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá gương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng. Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.
Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.
Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.
Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”
Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.
Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.
Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.
Người trong một nước phải thương nhau cùng”