Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện cây khế ?
GỢI Ý
Câu 4 HS viết đoạn văn: Trình bày về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống .
a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt lí lẽ và bằng chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
– Lí lẽ: Đặt vấn đề về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống:
+ Khác biệt : là đặc điểm riêng về thể chất và tâm hồn.
+ Gần gũi: là những nét chung những điểm giống nhau và gần giống nhau.
-Bằng chứng: Biểu hiện khác biệt và gần gũi trong đời sống:
+ Biểu hiện khác biệt trong đời sống: mỗi người có một cuộc sống riêng, một nhân sinh quan riêng và một tính cách khác hoàn toàn những người còn lại. Có người giỏi về thể thao, có người giỏi về trí não, người lao động chân tay, người lao động trí óc; có người sống tự tin, có người sống khép kín…
+ Biểu hiện gần gũi trong đời sống: Thông minh, giỏi giang, tin yêu, tôn trọng, thành đạt, thành công
– Ý nghĩa:
+ Khác biệt: Tạo cuộc sống muôn màu muôn vẻ,vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Đó là phần đáng quý, đáng trân trọng, đó là cái không bị hòa tan khi ta hòa nhập ở mỗi người . Nếu mỗi người đều nhận thức được sự khác biệt của mình và biến nó thành điểm mạnh sẽ góp phần xây đắp cho xã hội cũng như giá trị cuộc sống của bản thân ngày càng tốt hơn.
+ Gần gũi: những nét chung, gần gũi của chúng ta trong cuộc sống để chúng ta thấu hiểu, hợp tác và chia sẻ.
d. Sáng tạo: HS có thể có sáng tạo riêng khi viết đoạn văn cảm nhận.
e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phần II Viết Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện Cây Khế.
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Học sinh biết cách làm bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh trong bài.
b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích.
c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện, nhưng phải dựa vào truyện cổ tích Cây Khế. Các sự việc logic, lời thoại hợp lí
A. Mở bài: Đóng vai nhân vật người em tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất ( xưng tôi, ta), có chào hỏi.
B. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện
Trình bày xuất thân của các nhân vật.
Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện
Diễn biến chính:
+ Sự việc 1
+ Sự việc 2
+ Sự việc 3
Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.
(Kết hợp kể với các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí. Chú ý đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh vào trong từng đoạn của bài)
C. Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và bài học được rút ra từ câu chuyện hoặc gửi gắm thông điệp.
d. Sáng tạo: HS có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
1 bình luận về “Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện cây khế ? GỢI Ý Câu 4 HS viết đoạn văn: Trình bày về Sự khác biệt và gần gũi của co”